Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, do tình trạng thiếu thông tin và kiến thức nên không ít người có sự nhầm lẫn giữa bệnh viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc điều trị. Dưới đây là các gợi ý phân biệt hai bệnh lý thường gặp này giúp bạn sớm nhận biết, tránh các sai lầm cũng như biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sùi mào gà là bệnh lý nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Trong đó, sùi mào gà ở họng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhất là viêm họng hạt.
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm liên tục kéo dài khiến niêm mạc bị xung huyết và xuất huyết liên tục. Từ đó, cơ thể dễ dàng suy yếu khi bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, hình thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở thành sau họng.
Nhiều người thường chủ quan, để viêm họng hạt tự khỏi mà không chữa trị. Sai lầm này khiến bệnh trở nên nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm tấy hoặc áp-xe thành họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm khớp, viêm màng tim… Nếu để lâu và không được điều trị dứt điểm bệnh còn dẫn đến viêm phổi hay ung thư vòm họng.
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc khá cao hiện nay. Bệnh do virus HPV (Human papilloma) mà chủ yếu là chủng HPV 6 và HPV 11 gây nên tình trạng u nhú ở người. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Miệng, mắt, bộ phận sinh dục, cổ tử cung… Sùi mào gà ở họng chính là tình trạng sùi mào gà xảy ra tại họng của người bệnh.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sùi mào gà ở họng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ gây ung thư và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và cả những người xung quanh.
Sùi mào gà là bệnh lây qua đường tình dục có triệu chứng u nhú xuất hiện ở miệng, mắt, bộ phận sinh dục...
Viêm họng hạt và sùi mào gà là hai căn bệnh khác nhau, tuy nhiên do không tìm hiểu kỹ và thiếu kiến thức nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa chúng. Vị trí xuất hiện của cả hai bệnh này đều là ở họng và ảnh hưởng đến niêm mạc khu vực này. Do đó, khó phát hiện được sự khác biệt nếu không được chẩn đoán chuyên sâu.
Ngoài ra, viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng còn có một số triệu chứng tương đồng dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh như: Đau họng, khó nuốt, viêm, sưng tấy họng và sự phát triển của dịch nhầy trong họng.
Viêm họng hạt thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như: Hóa chất, vi khuẩn gây bệnh nấm, viêm phổi, virus gây cảm cúm thông thường, viêm phế quản, thủy đậu, bệnh sởi… Một vài trường hợp người hay làm việc trong môi trường thiếu độ ẩm, dễ bị kích ứng với khói bụi, bị dị ứng với nấm mốc, người hay nói nhiều, nói liên tục cũng dễ mắc phải viêm họng hạt.
Trong khi đó, sùi mào gà ở họng được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tiếp xúc với virus HPV. Bệnh lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục không an toàn, lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc qua đường tiếp xúc với người bệnh (tiếp xúc với vết thương hở cũng như đồ dùng cá nhân của người mắc sùi mào gà).
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm của các hạt lymphoid nằm ở hốc mũi và họng, gọi là amidan và hạch hạt. Mặt khác, sùi mào gà ở họng là một dạng bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm của các tế bào da quanh khu vực họng, miệng và hình thành các khối u nhỏ trên niêm mạc của họng.
Có thể phân biệt viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng dựa trên tính chất bệnh lý
Những dấu hiệu viêm họng hạt nổi bật bao gồm: Hạch hạt to, sưng nề, ho liên tục từng cơn, đau đầu và sốt nhẹ. Trong khi đó, sùi mào gà ở họng gây ra các khối u màu trắng, xám hoặc hồng, tập trung thành từng cụm giống hình chiếc cây súp lơ hoặc mào gà. Chúng khiến người bệnh có cảm giác nghẹt thở và hơi thở có mùi hôi hơn bình thường.
Tùy vào tình trạng bệnh, viêm họng hạt thường được điều trị bằng bốn nhóm thuốc phổ biến bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc kháng viêm hay dung dịch súc miệng. Nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng, cần can thiệp bằng phương pháp đốt điện lạnh hoặc sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào vùng họng xuất hiện hạt.
Trong khi đó, bệnh sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm bởi virus HPV gây bệnh sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Mục đích chính trong điều trị là hạn chế số lần tái phát và giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà ở cổ họng như: Đốt laser, đốt lạnh, liệu pháp điều trị sử dụng Nitơ lỏng, cắt đốt cao tần… Trường hợp tổn thương lan rộng cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi.
Bệnh sùi mào gà khó có thể trị dứt điểm
Chỉ với một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt, bạn sẽ phòng ngừa tốt cả viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng.
Để phòng tránh viêm họng hạt, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh. Cụ thể:
Các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà ở họng gồm:
Nên chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng
Việc chủ quan cũng như thói quen tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khiến người bệnh nhầm lẫn viêm họng hạt và sùi mào gà ở họng dẫn đến điều trị sai, tổn thương kéo dài. Để xác định chính xác bệnh và có hướng chữa trị phù hợp, bạn nên đi khám và nhận tư vấn bác sĩ khi có triệu chứng bất thường ở họng.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.