Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào thời điểm giao mùa, độ ẩm và thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể con người không thích ứng kịp. Bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi giao mùa chưa?
Thời điểm giao mùa là lúc virus phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Với những người mắc bệnh hô hấp mãn tính, căn bệnh còn chuyển biến nặng hơn rõ rệt, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Nếu còn đang băn khoăn về cách phòng bệnh hô hấp khi giao mùa hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Giao mùa là điều kiện lý tưởng để virus sinh sôi và phát triển. Lúc này, tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp lại càng tăng cao. Dưới đây là những căn bệnh hô hấp thường gặp trong thời điểm giao mùa:
Căn bệnh này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp là đau họng, sốt, khàn tiếng, ho, kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A hoặc do virus xâm nhập và gây bệnh.
Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh thường là do thay đổi thời tiết, viêm họng, viêm mũi nhưng không được chữa trị kịp thời khiến giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được chữa trị dứt điểm sẽ nhiễm trùng lan rộng vào các phế nang phổi, đi kèm với nhiều triệu chứng nguy cấp như: Sốt cao li bì, ho, khạc ra đờm xanh hoặc vàng.
Cúm mùa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em do sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Cúm xuất hiện do trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Triệu chứng thường thấy nhất là sốt nhẹ, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Bệnh cúm diễn biến rất nhanh và có khả năng gây tử vong cao.
Việc phòng ngừa căn bệnh đường hô hấp là vô cùng quan trọng. Khi thay đổi thời tiết, bạn cần chú ý những điều sau để duy trì sức khỏe của bản thân và gia đình. Cụ thể:
Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh trong thời điểm giao mùa hiệu quả. Bạn nên mặc ấm, đội mũ ôm kín tai, quàng khăn để giữ ấm cổ và ngực, đeo tất để giữ ấm chân, đặc biệt là khi ra đường. Với những người có hệ miễn dịch kém, bạn có thể mang theo túi chườm nhỏ để đảm bảo cơ thể luôn giữ ở mức nhiệt độ vừa phải.
Virus và vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi, có ở cả trong không khí chúng ta hít thở. Vì vậy, những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm, độc hại, nhiều khói bụi thì cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là đường hô hấp.
Bạn cũng nên giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Trong thời điểm giao mùa, họng và mũi là hai bộ phận nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng. Bạn nên hạn chế ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng gây tổn thương họng. Thói quen hút thuốc lá cũng không được khuyến khích vì nó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vốn dĩ mũi đã có cơ chế tự làm sạch nên nếu không có biểu hiện gì, bạn chỉ cần nhỏ nước muối vệ sinh mũi hằng ngày. Trong trường hợp bị viêm mũi, bạn sử dụng nước muối biển xịt sâu vào bên trong đường thở để đẩy hết vi khuẩn ra ngoài. Cách này rất có hiệu quả khi làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Trong thời điểm giao mùa, vi khuẩn, virus luôn là nỗi lo của mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Lúc này, giải pháp giúp đẩy lùi triệt để các mầm mống gây bệnh trong không khí là tinh dầu khử khuẩn Thảo Nguyên. Đây là một trong những sản phẩm tinh dầu khử khuẩn bán chạy nhất hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội như:
Trên đây là những cách phòng bệnh đường hô hấp khi giao mùa đã được chúng tôi tổng hợp lại. Bạn nên kết hợp linh hoạt các phương pháp trên và sử dụng thêm tinh dầu khử khuẩn Thảo Nguyên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.