Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh mẹ cần biết

Ngày 15/12/2019
Kích thước chữ

Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp, biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng. Nhiều trường hợp có khả năng bị sốt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm. Vậy cách phòng chống tắc tia sữa và làm thông tia sữa là gì?

Tắc tia sữa không gây nguy hiểm cho mẹ, nhưng việc tắc tia sữa sẽ khiến mẹ rất đau và mệt mỏi, nhiều trường hợp dẫn đến bị sốt. Cùng tìm hiểu cách phòng chống tắc tia sữa ở mẹ sau sinh nhé.

Tắc tia sữa là gì? Dấu hiệu nào nhận biết việc tắc tia sữa ở mẹ?

Thế nào là bị tắc tia sữa?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ còn lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, như viêm vú hoặc gây ra nhiễm trùng.

Cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh mẹ cần biết

Tắc tia sữa là nổi ám ảnh của nhiều mẹ

Dấu hiệu nào nhận biết việc tắc tia sữa ở mẹ?

Dù ở giai đoạn nào trong quá trình cho con bú mẹ cũng có thể gặp phải tình trạng tắc tia sữa, cần nhận biết sớm những dấu hiệu để có thể có cách phòng chống tắc tia sữa phù hợp. Khi tắc tia sữa các mẹ thường hay gặp những dấu hiệu sau:

  • Vú có hiện tượng căng cứng và khó chịu.
  • Đau, tức ngực nhẹ
  • Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực
  • Ngực sưng đỏ
  • Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa ở mẹ là gì?

Các mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây tắc sữa từ đó ta mới có thể tìm ra cách phòng tránh tắc tia sữa phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa mẹ như:

  • Vừa mới sinh con: Tuy sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến mẹ bị sốt nhẹ.
  • Sữa mẹ dư thừa: Em bé không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực đọng lại, gây ra tắc nghẽn tia sữa.
  • Ngực chịu áp lực: Mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo quá bó hoặc mẹ mang đai địu bé trước ngực cũng là một nguyên nhân khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, nếu nằm sấp khi ngủ cũng gây ra tình trạng tương tự.
  • Ít hút sữa ra ngoài: Việc ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, sẽ khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa.
  • Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Dẫn đến sữa còn trong bầu ngực và dẫn đến việc bị nghẽn ống sữa và bị tắc sữa ở mẹ.
  • Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
  • Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone giúp vú bạn giải phóng sữa, dẫn đến việc gây tắc sữa.

Mẹ sau sinh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân trên, để sớm có các cách phòng chống tắc tia sữa cho bản thân mình, hạn chế các biến chứng nguy hiểm từ các trường hợp tắc tia sữa.

Cách phòng chống tắc tia sữa tại nhà cho mẹ

Một khi mẹ hiểu được nguyên nhân gây tắc tia sữa thì sẽ có cho bản thân cách phòng chống tắc tia sữa phù hợp.

Cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh mẹ cần biết

Cho con bú sớm là một trong những cách phòng chống tắc tia sữa

  • Cho bé bú bên ngực bị đau: Mẹ nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước, vì lúc này bé sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Chườm ấm: Chườm ấm quanh bầu ngực có thể giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thường xuyên bế con khi cho bé bú, bạn có thể chuyển sang tư thế ôm banh hoặc nằm xuống. Việc thay đổi tư thế cho con bú giúp cho sữa trong bầu ngực sẽ được hút hết ra ngoài.
  • Xoa bóp: Các chuyên gia khuyên bạn nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Mẹ có thể chườm ấm trước khi cho con bú có thể làm tan sữa vón cục, giúp thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ cần uống nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi: Dù phải chăm sóc con cả ngày nhưng mẹ cần dành thời gian để có thể nghỉ ngơi. Khi bé ngủ, bạn hãy cố gắng chợp mắt một tí.

Cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh mẹ cần biết

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh

Sau khi đã áp dụng các cách phòng chống tắc tia sữa nhưng không hiệu quả, bạn hãy đến bệnh viện để được hỗ trợ về y tế. Tình trạng tắc tia sữa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú nên cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin