Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắc sữa sau sinh là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt, đặc biệt là khi nuôi con bằng sữa mẹ. Việc sữa không được tiết ra đều đặn gây căng thẳng, đau nhức cho mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tắc sữa sau sinh cũng như các biện pháp có thể hỗ trợ giúp giảm thiểu tình trạng này.
Mặc dù tắc sữa sau sinh là hiện tượng phổ biến, nhưng bạn không nên xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, sản phụ bị tắc tia sữa có nguy cơ gặp các vấn đề như: Áp xe vú, viêm tuyến vú, và lâu dần có thể dẫn đến u xơ tuyến vú, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tắc sữa sau sinh chúng ta hãy đi tìm câu trả lời cho vấn đề: Tắc tia sữa xảy ra khi nào? Trong suốt thai kỳ, tuyến sữa của mẹ đã bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh, nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bé. Sữa được sản xuất từ các nang sữa và di chuyển qua ống dẫn đến xoang chứa phía sau quầng vú. Khi bé bú hoặc có sự kích thích vào bầu vú, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sữa bị tắc, tại điểm tắc sẽ hình thành các hòn cục do sữa bị đông lại, trong khi sữa vẫn tiếp tục được sản xuất. Điều này làm ống dẫn sữa bị tắc và căng, gây áp lực lên hệ thống dẫn sữa.
Thường từ 2 - 3 ngày sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy bầu vú căng cứng, nặng và nóng. Sữa tiết ra theo tia có thể gây cảm giác cứng cục và tạo hiện tượng căng sữa. Nếu không can thiệp sớm, tắc tia sữa có thể xảy ra, thậm chí gây sốt và nhiễm trùng nếu kéo dài. Do đó, mẹ cần theo dõi cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân tắc sữa sau sinh có thể phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: Tắc tia sữa do sữa dư thừa và tắc tia sữa do các yếu tố nội tại.
Liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm tình trên tùy thuộc vào từng nguyên nhân tắc sữa sau sinh gây ra. Những phương pháp này giúp làm tan các khối sữa bị đông kết hoặc vón cục, đồng thời không gây tổn thương cho tuyến sữa bị viêm hay hệ thống ống dẫn sữa. Đặc biệt, liệu pháp không cần sử dụng thuốc giảm đau hay kháng viêm toàn thân, và mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé bú trong quá trình điều trị.
Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong trường hợp tắc tia sữa sau sinh:
Dưới đây là một số phương pháp mẹ có thể áp dụng tại nhà để giảm tình trạng tắc tia sữa sau sinh:
Nguyên nhân tắc sữa sau sinh khá đa dạng, khi xảy ra nó ảnh hưởng đến lượng sữa cung cấp cho bé, cả về dưỡng chất lẫn kháng thể tự nhiên. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng theo các biện pháp sau:
Tắc sữa sau sinh có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu đối với nhiều phụ nữ. Nếu bạn có sự hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân tắc sữa sau sinh và chăm sóc, cải thiện hợp lý, tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát. Bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình và tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ khi cần thiết nếu tình trạng tắc sữa không được cải thiện.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.