Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc dị ứng

Ngày 17/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm kết mạc dị ứng không quá nghiêm trọng nhưng gây ra một vài phiền toái trong sinh hoạt. Nên để phòng tránh bệnh này, các bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới nhé.

Viêm kết mạc dị ứng hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh sẽ tái phát nếu ở trong môi trường bụi bẩn, thời tiết thay đổi. Dị ứng là cơ chế của cơ thể sản sinh ra kháng thể trước sự xâm nhập của các tác nhân lạ. Chỉ cần hiểu đúng bệnh viêm kết mạc dị ứng chúng ta sẽ có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng.

Tình trạng viêm kết mạc dị ứng là gì?

Kết mạc là lớp màng bên ngoài tròng trắng mắt. Dị ứng viêm kết mạc là bị viêm tại màng ngoài do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Đây là một phản ứng của cơ thể trước một chất lạ từ môi trường. Viêm kết mạc dị ứng được chia làm hai loại chính là:

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính: Đây là một tình trạng dị ứng trong thời gian ngắn với biểu hiện mắt sưng đỏ, cảm giác cộm như có bụi bay vào, ghèn mắt chảy, mí mắt sưng lên. Một số người còn xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Nếu gặp phải tình huống có giả mạc này mắt cảm thấy đau, không nhìn rõ vật, sợ ánh sáng.

Viêm kết mạc dị ứng mãn tính: Đây là tình trạng nhẹ hơn do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi và lông vật nuôi, phấn hoa,... Các triệu chứng thường gặp là ngứa mắt, đỏ mắt, chảy mủ bọc bên ngoài mắt khiến khó mở mắt khi ngủ dậy. Việc điều trị dị ứng kết mạc mãn tính quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân để loại bỏ nó.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc dị ứng 1 Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng thường xảy ra với những người có cơ địa dị ứng

Tác nhân gây viêm kết mạc dị ứng

 Khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, cơ thể tự động tiết ra histamin. Đây là chất gây phản ứng viêm như ngứa, đỏ, sưng tấy. Một số nguyên nhân gây dị ứng kết mạc như:

  • Bụi bẩn, vi khuẩn, lông động vật trong không khí là những tác nhân phổ biến gây viêm kết mạc dị ứng. Tình trạng này rất dễ nhận biết, nhất là sau khi dọn dẹp nhà cửa hoặc chăm sóc vật nuôi.
  • Phấn hoa của cây cỏ hay bào tử nấm mốc xuất hiện vào một số mùa trong năm.
  • Dị ứng với thành phần thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng.
  • Một số mùi hương hoặc hóa chất có trong nước hoa, xịt phòng,...

Có trường hợp tiếp xúc với tác nhân dị ứng có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa sau vài giờ là hết. Còn có trường hợp bị theo mùa trong năm kết hợp với bệnh viêm mũi dị ứng.

Biến chứng có thể xảy ra do viêm kết mạc dị ứng

Bệnh viêm kết mạc dị ứng sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên không thể ngăn chặn hoàn toàn nếu người bệnh không được điều trị sớm và dứt điểm. Các biến chứng có thể gặp như:

Loét giác mạc

Điều trị muộn hoặc không hiệu quả có thể dẫn đến loét giác mạc. Bệnh nhân bị đỏ mí mắt, sưng tấy, đau nhức mắt, chảy nước mắt và chảy mủ, mắt cộm khiến người bệnh khó mở mắt. Các vết loét trên giác mạc khiến bệnh nhân nhanh chóng mất thị lực và có trường hợp chỉ nhìn thấy ánh sáng.

Giảm thị lực

Bệnh viêm kết mạc dị ứng bị nhiễm trùng có thể lây lan, giảm thị lực, gây mỏi mắt, làm mắt khó tập trung vào các vật thể, tầm nhìn hay bị lệch từ khoảng cách này sang khoảng cách khác. Điều này dẫn đến đau rát ở mắt và tệ hơn là mắt bị khô, mờ mắt. Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc dị ứng không nghiêm trọng và không gây tổn hại đến thị lực nếu phát hiện và điều trị sớm.

Viêm kết mạc có lây không?

Viêm kết mạc không lây lan cho người khác, các thành viên trong gia đình mắc bệnh là do di truyền, cùng lối sống và cùng tiếp xúc với các dị nguyên giống nhau. Hầu hết bệnh do yếu tố môi trường gây ra, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa nên nhiều người cho rằng bệnh có thể lây lan.

Cách điều trị viêm kết mạc dị ứng

Để làm giảm triệu chứng khó chịu do viêm kết mạc dị ứng bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:

Điều trị tại nhà

Điều trị viêm kết mạc dị ứng tại nhà là sự kết hợp của biện pháp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng. Để giảm thiểu việc mắt tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, bạn nên:

  • Hạn chế ra ngoài khi khói bụi trong không khí tăng cao.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút bụi lông vật nuôi, nấm mốc,...
  • Sử dụng máy lọc không khí trong những ngày nắng nóng, khói bụi nhiều.
  • Tránh tiếp xúc hóa chất trong thuốc tẩy rửa, nước hoa, thuốc nhuộm,...
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Chườm mát cho mắt giảm sưng tấy.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc dị ứng 2 Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy lọc không khí để hạn chế tác nhân gây dị ứng như bụi mịn, lông vật nuôi

Điều trị bằng thuốc

Nếu áp dụng các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà không hiệu quả. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả. 

  • Nhỏ thuốc chống viêm, kháng viêm.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc nhỏ mắt thu nhỏ các mạch máu tắc nghẽn.

Lưu ý để ngừa viêm kết mạc dị ứng

Thực tế là bạn không thể tránh khỏi hoàn toàn các tác nhân từ môi trường gây ra bệnh viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mắt này bằng cách:

  • Nếu bạn bị dị ứng với nước hoa, hoá chất tẩy rửa thì tránh sử dụng nước hoa và chọn các sản phẩm tự nhiên, không mùi, có nguồn gốc thực vật.
  • Nếu bạn bị dị ứng với bụi mịn, lông thú cưng thì sử dụng máy hút bụi hoặc máy lọc không khí. Không nuôi thú cưng hoặc không để chúng sống trong cùng không gian.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc dị ứng 3 Chườm mát cho mắt là một cách giảm sưng tấy khi bị dị ứng kết mạc

Viêm kết mạc dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn đặc biệt với trường hợp dị ứng theo mùa nhưng có thể phòng ngừa để giảm tần suất tái phát. Mặc dù các phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà, nhưng cần phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ về việc sử dụng thuốc lâu dài.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm