Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi tóc?

Ngày 29/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tóc khỏe, đẹp luôn là mong muốn của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Để bảo vệ tóc luôn khỏe đẹp, ngăn ngừa các hư tổn, bạn có thể áp dụng các phương pháp phục hồi tóc.

Ngày nay, tóc hư tổn nhiều là các tác động liên quan đến nhiệt và hóa chất trong quá trình làm đẹp. Để có một mái tóc khỏe, suôn mượt bạn nên chọn các phương pháp phục hồi tóc. Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân hư tổn và mức độ hư tổn khác nhau tóc sẽ được phục hồi bằng nhiều cách khác nhau.

Những dấu hiệu nhận biết tóc bị hư tổn

Khi tóc bị hư tổn, bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như:

  • Phần ngọn tóc và thân tóc bị chẻ ra nhiều phần, tóc dễ bị gãy rụng.
  • Khi dùng tay vuốt dọc thân tóc bạn sẽ cảm nhận được sự khô ráp, tóc bị xỉn màu và không còn bóng mượt như ban đầu.
  • Tóc mất đi độ đàn hồi tự nhiên vốn có, khi bó tóc hoặc gập thân tóc và thả ra thì tóc rất lâu mới trở về hình dạng ban đầu.
  • Việc chải tóc khó khăn, tóc thường dễ rối tung khi có gió và không còn mềm mại.
  • Tóc thường lâu khô hơn sau khi gội đầu.
  • Trong quá trình làm đẹp, tóc thường khó lên màu khi nhuộm hoặc không thể lên được sóng khi làm tóc xoăn.
Cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi tóc? 1
Dấu hiệu của tóc bị hư tổn

Nguyên nhân nào khiến tóc bị hư tổn?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tóc bị hư tổn. Ngoài nguyên nhân từ việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình làm đẹp, tóc còn bị hư tổn bởi các nguyên nhân khác như:

  • Tóc hư tổn có thể xuất phát từ việc sử dụng các sản phẩm chưa phù hợp với tóc hoặc có tính tẩy mạnh như: Dầu gội, dầu xả, thuốc ép tóc…
  • Tóc tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường như: Ánh nắng mặt trời, gió… cũng là nguyên nhân khiến tóc bạn dễ bị hư tổn.
  • Chải tóc quá thường xuyên, cột tóc quá chặt, thường sấy tóc ở nhiệt độ cao, gội đầu quá nhiều, chải tóc khi ướt… cũng khiến tóc bị hư tổn.
  • Bên cạnh đó, việc tóc bị hư tổn cũng bị chi phối bởi chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng stress.

Các cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi hư tổn

Khi tóc có các dấu hiệu hư tổn, bạn nên thực hiện các phương pháp phục hồi hư tổn và chăm sóc tóc để lấy lại mái tóc khỏe mạnh ban đầu. Vậy làm thế nào để phục hồi tóc hư tổn? Dưới đây Nhà thuốc Long Châu xin gợi ý một vài cách phục hồi, ngăn ngừa tóc hư tổn.

Cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi tóc? 2
Các cách giúp phục hồi tóc hư tổn hiệu quả

Áp dụng các phương pháp dân gian

Ngoài sử dụng các sản phẩm phục hồi tóc, bạn có thể tham khảo các cách phục hồi tóc bằng nguyên liệu thiên nhiên.

Phục hồi tóc hư tổn bằng tinh dầu dừa

Dầu dừa chứa các chất chống oxy hóa, các khoáng chất quan trọng, các vitamin hòa tan. Những chất này có tác dụng giữ ẩm cao, kích thích mọc tóc nhanh, làm mềm tóc và phục hồi hư tổn hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất kháng sinh có trong dầu dừa như: Axit lauric, axit capric có khả năng trị gàu tốt.

Để sử dụng dầu dừa, các bạn có thể lấy 1 ít tinh dầu dừa thoa đều lên tóc, thực hiện massage nhẹ nhàng từ chân tóc tới ngọn. Sau khoảng 30 phút thì có thể gọi lại bằng nước lạnh, thực hiện 3 - 4 lần mỗi tuần.

Cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi tóc? 3
Sử dụng dầu dừa phục hồi tóc hư tổn

Sử dụng bia gội đầu

Theo dân gian, sử dụng bia gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc luôn khỏe mạnh, bóng mượt và trị gàu ngứa. Trong bia chứa nhiều vitamin B1, protein giúp phục hồi tóc hư tổn hiệu quả, giúp trị tóc chẻ ngọn.

Ngoài ra, đường mantozo và đường sucrose có trong bia còn có tác dụng thắt chặt lớp biểu bì của từng sợi tóc, mang lại mái tóc chắc khỏe, óng mượt tự nhiên.

Sử dụng trứng gà phục hồi, ngăn ngừa tóc hư tổn

Trong trứng gà chứa nhiều protein, axit béo giúp tóc luôn chắc khỏe, suôn mượt, giảm xơ rối. Bạn có thể trộn dầu oliu, mật ong với lòng đỏ trứng gà để làm mặt nạ dưỡng tóc chắc khỏe. Hãy kết hợp massage nhẹ nhàng sau khi thoa hỗn hợp trứng gà lên tóc và gội đầu sạch bằng nước sau 15 phút.

Thay đổi thói quen hàng ngày đối với mái tóc

Bạn nên thay đổi các thói quen hàng ngày đối với mái tóc để giúp giảm bớt hư tổn cho tóc như:

  • Cẩn thận chải, gỡ rối khi tóc bị rối, nên bắt đầu gỡ nút thắt từ đuôi tóc rồi mới chải dần lên trên.
  • Sử dụng những loại dầu gội có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi hư tổn để tóc mềm mại và ngăn ngừa các hư tổn. Nên hạn chế các loại dầu gội có tính tẩy mạnh, có tác dụng làm sạch da đầu mạnh.
  • Chăm sóc tóc cẩn thận và che chắn tóc tránh khỏi các tác động từ môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
  • Không nên sấy tóc với mức nhiệt quá cao, chỉ nên để máy sấy cách tóc ít nhất 20cm.
  • Sau khi gội đầu không nên chải tóc ngay mà hãy lấy khăn tắm thấm nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây tổn hại tới tóc.
Cách phục hồi tóc hư tổn? Khi nào cần phục hồi tóc? 4
Gỡ phần tóc rối ở nút thắt đuôi tóc

Thay đổi các thói quen trong tạo kiểu tóc

  • Nếu nhuộm tóc, nên ưu tiên chọn những màu tối, hạn chế các màu quá sáng dễ bị lộ chân tóc khi tóc mọc dài. Điều đó sẽ khiến tần suất nhuộm tóc của bạn dày hơn, đồng thời khi nhuộm màu sáng bạn cần trải qua bước tẩy tóc, rất dễ gây ảnh hưởng tới tóc.
  • Không nên thực hiện đồng thời, nhiều dịch vụ về tóc cùng một lần mà chia thành nhiều lần để tóc có thời gian phục hồi.

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng một phần đến sự hư tổn của tóc, do đó bạn nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Bạn có thể tăng cường một số thực phẩm tốt cho tóc như: Cá, tôm, trứng, quả mọng, rau xanh, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt…

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng chứa thành phần biotin, keratin giúp tóc khỏe mạnh hơn. Cần hạn chế sử dụng các chất kích thích để bảo vệ mái tóc của bạn.

Mái tóc đẹp cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Trên đây là những thông tin về nguyên nhân tóc bị hư tổn và những cách phục hồi tóc hư tổn mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn, bạn hãy kiên trì để có một mái tóc không còn hư tổn nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm