Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cách rã đông sữa mẹ hiệu quả và những điều cần lưu ý

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng nhất cho trẻ từ khi mới chào đời, là loại thức ăn tốt nhất cho sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây là nguồn thức ăn đã và đang được sử dụng và bảo quản sai cách đặc biệt là sai trong cách rã đông sữa mẹ.

Sau khi ra đời thì chúng ta luôn được khuyến nghị cho trẻ bú sữa mẹ để có nhiều sức đề kháng hơn, để trẻ thông minh hơn… Cùng với đó để đảm bảo được nguồn dinh dưỡng vàng này cho con thì các gia đình và những bà mẹ cần cẩn trọng với các phương pháp bảo quản sữa không an toàn. Vậy để giữ được giá trị dinh dưỡng cho sữa mẹ sau khi bảo quản đông lạnh thì cần có cách rã đông sữa mẹ như nào?

Sữa mẹ là gì?

Sữa mẹ là nguồn sữa được tiết ra từ tuyến vú của người mẹ sau khi sinh. Tùy vào từng người mà thời gian tiết sữa của họ sau khi sinh là sớm hay muộn. Đôi khi có nhiều mẹ sau sinh không có sữa hoặc lượng sữa có quá ít không đủ để nuôi con bú. Không có sữa mẹ ở thời kỳ đầu đời cũng là một trong những thiệt thòi cho con trẻ.

Được biết sữa mẹ là nguồn thức ăn mang lại dinh dưỡng rất lớn cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe về thể chất và cả trí não của trẻ. Khi mới chào đời trẻ có hệ tiêu hóa kém phát triển vì thế mà khó có thể tiếp cận được ngay lập tức với nhiều nguồn thức ăn từ bên ngoài, chỉ có sữa mẹ mới đảm bảo được độ dinh dưỡng và hầu hết là an toàn cho đường ruột của trẻ. Phải cho đến khi trẻ lớn hơn một chút, tức từ 6 tháng tuổi thì mới có thể cho trẻ kết hợp bú sữa mẹ với ăn dặm để làm quen với những nguồn thức ăn lạ bên ngoài.

Cách rã đông sữa mẹ hiệu quả và những điều cần lưu ý 1
Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ

Phương pháp bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Sữa mẹ thường sẽ được cho trẻ ăn trực tiếp bằng phương pháp bú mẹ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người mẹ không thể ở cạnh con cả ngày, vì thế để có thể đảm bảo con vẫn có sữa mẹ sử dụng trong ngày thì nhiều người phải sử dụng nhiều biện pháp để lưu trữ sữa lại cho con. Các phương pháp lưu trữ sữa phổ biến hiện nay là trữ đông sữa mẹ để phục vụ cho các cơn đói của trẻ trong khi mẹ bé đi làm hoặc vắng nhà, hay cũng có thể là lượng sữa của mẹ quá nhiều và tránh lãng phí nguồn sữa thì có thể vắt bớt ra để lưu trữ. Việc trữ sữa này có rất nhiều lợi ích, vừa hỗ trợ cho mẹ trong khi đang tức sữa mà lại vừa cứu đói và khát sữa cho trẻ khi không có mẹ ở cạnh.

Phương pháp bảo quản đông sữa mẹ bằng ngăn đá tủ lạnh, tuy cũng có một phần dinh dưỡng bị giảm đi những vẫn còn được đảm bảo nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng và an toàn cho trẻ nếu bảo quản đúng quy cách. Nên bảo quản sữa mẹ trong tủ đá trong tháng sau khi vắt ra khỏi bầu sữa của mẹ, đối với loại tủ đông có thể bảo quản được sữa mẹ lên tới 3 tháng. Nếu chỉ bảo quản mát thì chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn là không quá 72 giờ đồng hồ.

Cách rã đông sữa mẹ hiệu quả và những điều cần lưu ý 2
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh

Cách rã đông sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi được bảo quản sẽ có thể giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng, nhưng phải lưu ý vì quá trình rã đông đôi khi cũng vô tình làm mất đi lượng dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ.

Khi sữa được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh cần được rã đông như sau:

  • 1 ngày trước khi muốn sử dụng sữa trữ đông thì gia đình nên bỏ túi trữ từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh. Hoặc các gia đình có thể sử dụng nước đá lạnh để rã đông bịch sữa đông đá.
  • Khi thấy sữa tan mềm ra rồi thì hãy lắc đều nhẹ nhàng để làm tan những lớp váng sữa và chất béo hòa lẫn vào với các thành phần nước trong túi sữa lại với nhau. Rồi thay nước ngâm bịch sữa đã rã đông vào chậu nước nóng để với nhiệt độ thích hợp cho trẻ sử dụng.
  • Trong lúc rã đông sữa cho trẻ thì cần chú ý nếu có thấy hiện tượng váng sữa khác thường như vón cục, kết tủa đám mây trắng đục thì ngừng không cho trẻ sử dụng vì sữa này đã bị hư hỏng, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.

Khi sữa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì cần xử lý như sau:

  • Gia đình lấy bịch sữa được bảo quản ra ngoài và ngâm với nước ấm khoảng 40 độ C cho đến khi bịch sữa đạt đến một ngưỡng nhiệt phù hợp để cho trẻ ăn. Tuy nhiên không nên ngâm bịch sữa trong nhiệt độ quá cao sẽ gây hại cho những nguồn giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ, làm mất vitamin và những khoáng chất thiết yếu trong sữa mẹ.
  • Sau khi đã rã đông và làm ấm lại sữa thì nên cho trẻ dùng hết hoặc nếu có còn dư thì nên đổ đi, không nên cất đông lạnh một lần nữa. Vì thế khi trữ đông, các mẹ nên chia những lượng vừa đủ cho một lần sử dụng của con để tránh rã đông ra mà không sử dụng được hết lại phải đổ bỏ.
Cách rã đông sữa mẹ hiệu quả và những điều cần lưu ý 3
Chia sữa dự trữ thành những lượng vừa đủ cho một lần dùng của trẻ

Những lưu ý cần thiết trong bảo quản sữa mẹ cho trẻ

Các mẹ cần có những lưu ý khi rã đông sữa đã dự trữ trong tủ lạnh đúng cách trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng.

  • Không nên cho con uống sữa rã đông bằng nhiệt độ phòng. Nhiều phụ huynh cho rằng để ở nhiệt độ phòng thôi sẽ đảm bảo nhất, vì sợ ngâm nước rã đông sẽ làm nước tràn, ngấm vào sữa gây mất vệ sinh. Tuy nhiên khi làm tan sữa ở nhiệt độ tự nhiên thì sẽ dễ làm nhiễm khuẩn nguồn sữa.
  • Không sử dụng nước đang đun sôi và lò vi sóng để rã đông sữa cho trẻ. Vì khi sử dụng lượng nhiệt cao từ nước nóng và lò vi sóng thì các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong sữa sẽ bị phân hủy, lúc này sữa mẹ đã bị biến tính không còn những dinh dưỡng có lợi như đã được liệt kê. Sữa lúc này gần như đã vô giá trị, không những thế mà còn có thể gây ra những bất lợi về đường ruột cho trẻ nhỏ.
  • Không được lắc hoặc thay đổi nhiệt đột ngột để rã đông sữa mẹ. Khi sử dụng một lực mạnh hay thay đổi bất thường nhiệt độ đột ngột thì sẽ làm biến tính các kháng thể và protein trong cơ thể. Những chất này mất đi chức năng bảo vệ cơ thể và không còn khả năng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nữa. Một số kháng thể như lysozyme, lactoferrin… nếu ở đúng cấu trúc thì sẽ phát huy được khả năng kháng viêm, chống sưng tấy niêm mạc ruột. Tuy nhiên nếu các cấu trúc của các chất bị biến đổi, đứt gãy thì dù còn giá trị dinh dưỡng nhưng chúng vẫn không có khả năng kháng thể nữa.
  • Đặc biệt chú ý khi thực hiện rã đông sữa mẹ cho trẻ sử dụng thì cần quan tâm đến những dấu hiệu sơ bộ bên ngoài của sữa, phát hiện ra những cặn, váng, màu sắc bất thường để thải bỏ những túi dự trữ sữa đó đi.
  • Sau khi đã rã đông sữa mẹ và cho trẻ sử dụng thì chỉ được để trong nhiệt độ phòng tối đa trong vòng 4 giờ hoặc trong tủ mát tối đa 24 giờ. Và chú ý không trữ đông lại lần 2 đối với những túi trữ sữa mẹ đã được rã đông trước đó.

Trên đây là những thông tin về cách rã đông sữa mẹ cho các gia đình có trẻ nhỏ mà không có đủ điều kiện cho con bú trực tiếp được. Rã đông sữa mẹ cho trẻ sử dụng cần phải thực hiện đúng cách để cho những dưỡng chất có trong sữa được giữ lại gần như nguyên vẹn, đảm bảo đủ dinh dưỡng và bảo vệ đường ruột cho trẻ. Cảm ơn các đọc giả đã tin tưởng và tìm hiểu thông tin quá nhà thuốc Long Châu. Tiếp tục theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Vũ Ánh

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin