Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trữ đông sữa mẹ đúng cách để đảm bảo giữ được giá trị dinh dưỡng và các protein quan trọng.
Sau 6 tháng nghỉ thai sản, việc hút và trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, cách trữ đông sữa mẹ thế nào là chuẩn nhất?
Ai cũng biết, nếu trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ có thể đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể phù hợp với con hơn tất cả các sữa công thức khác. Tuy nhiên, việc bảo quản đông sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu hay mau sẽ phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà nhà bạn sử dụng.
Cụ thể, sữa mẹ đã hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng khi nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.
Trước khi tiến hành trữ đông sữa mẹ, bạn nên rửa tay sạch sẽ, khử trùng các dụng cụ trữ sữa và chiết sữa. Tốt nhất nên trữ sữa trong bình thủy tinh do các thành phần trong sữa mẹ luôn được bảo quản tốt nhất trong môi trường này, hoặc bạn cũng có thể dùng bình nhựa tốt, loại chuyên dùng cho trữ sữa. Một lưu ý quan trọng là sữa đã cho bú hoặc đã qua làm ấm nếu dùng không hết phải bỏ đi, không nên bảo quản rồi dùng lại nữa. Cách trữ đông sữa mẹ vô cùng đơn giản như sau: sữa mẹ mới vắt/hút ra bỏ ngay vào bình trữ đã được tiệt trùng rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lưu ý không để chung sữa mới vắt và sữa đã đông lạnh. Sau đó, mỗi khi cần dùng, mẹ rã đông sữa.
Cách rã đông sữa mẹ trước khi cho bé dùng như sau:
Trường hợp sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú.
Sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá thì cách rã đông phức tạp hơn. Cụ thể, sau khi lấy sữa ra khỏi tủ đông, mẹ nên cho vào ngăn mát để tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40 độ C là có thể cho bé dùng. Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào ly nước nóng cho hơi ấm. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chết kháng thể. Sữa đã được ra đông và để ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24h, nên đổ đi khi bé không dùng hết.
Sau khi đã “nằm lòng” cách trữ đông sữa mẹ và rã đông sữa mẹ, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông để đảm bảo sức khỏe cho bé nhà mình. Cụ thể:
Việc trữ đông sữa đúng cách sẽ đảm bảo sữa không bị mất đi những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do đó, mẹ bỉm nào cũng nên học cách trữ đông sữa mẹ để áp dụng khi cần thiết.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.