Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn, đúng cách

Ngày 11/07/2022
Kích thước chữ

Khi không may gặp phải các chấn thương, để tránh tình trạng bị nhiễm trùng thì việc rửa vết thương là điều mà bạn nên làm đầu tiên. Tuy nhiên, cách rửa vết thương hở tại nhà sao cho đúng cách lại là vấn đề thắc mắc của không ít người.

Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách rửa vết thương tại nhà an toàn và đúng cách nhất. 

Những tác hại của việc rửa vết thương hở tại nhà sai cách

Rửa và làm sạch là những phản ứng mà chúng ta thường gặp khi chăm sóc vết thương hở tại nhà. Khi sự tổn thương ở trên da làm mất đi lớp bảo vệ của cơ thể đối với môi trường sẽ tạo điều kiện cho những chất ngoại lai xâm nhập vào trong cơ thể và gây ra sự tổn thương. Lớp bề mặt da của chúng ta sẽ tồn tại hệ vi sinh vật phong phú, nhất là vi khuẩn.

Việc rửa những vết thương giúp loại bỏ được nguy cơ gây bệnh và vết thương cũng sẽ được mau lành hơn nếu như da được sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu rửa vết thương sai cách, vết thương không những không được bảo vệ mà còn gây ra nhiều vấn đề phức tạp, nhất là đối với các trường hợp tự vệ sinh vết thương ở nhà.

Cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn, đúng cách1 Cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn, đúng cách

Theo đó, những tác hại nếu như bạn rửa vết thương tại nhà sai cách đó là:

Vết thương bị nhiễm bẩn

Bàn tay là nơi mà tiếp xúc với rất nhiều đồ dùng hàng ngày. Chính vì vậy mà lượng vi khuẩn tồn tại ở trên tay là rất nhiều, nhất là móng tay. Muốn chăm sóc vết thương thì tay của bạn sẽ tiếp xúc với vị trí tổn thương. Khi vi khuẩn xâm nhập vào trong vết thương sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ. Ở trường hợp nhẹ, vết thương sẽ bị viêm và lâu khỏi hơn. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn với mức độ nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu….

Bên cạnh đó, các dụng cụ rửa vết thương tại nhà cũng gây tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Nhíp, các loại khăn, quần áo… không đảm bảo vệ sinh, băng gạc nếu như không được bảo quản đúng cách cũng sẽ tồn tại bụi bẩn và vi khuẩn. 

Gây tổn thương đến những vùng da xung quanh vết thương

Để loại bỏ bụi bẩn, nhiều người hay có thói quen rửa vết thương kèm với chà xát. Điều này sẽ vô tình khiến cho những vùng da và vùng mô ở xung quanh miệng của vết thương bị bong tróc. Khi ấy, tổn thương sẽ lan rộng và ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những thuốc sát trùng da sẽ gây ra nhiều tiềm ẩn nguy cơ đối với vùng da lành. Oxy già hay cồn ngoài khả năng diệt khuẩn thì cũng sẽ làm phá hủy các mô và tế bào. Những tế bào xung quanh bị tổn thương sẽ khiến cho vết thương ngày càng mở rộng và tiếp xúc với không khí nhiều hơn. Ngoài ra, các mô liên kết khi bị phá hủy sẽ gây ra sự cản trở quá trình liền sẹo và khiến cho thời gian lành vết thương trở nên dài hơn. 

Gây đau cho người bệnh

Những vết thương hở miệng đều gây ra cảm giác đau. Đặc biệt, cảm giác đau sẽ tăng lên khi vết thương bị tiếp xúc trực tiếp. Việc chà rửa quá mức không những gây tổn thương cho da mà còn tăng tiếp xúc và gây đau cho bệnh nhân.

Kéo dài thời gian làm lành vết thương

Một trong số những tác hại của việc rửa vết thương tại nhà không đúng cách đó là kéo dài thời gian làm lành vết thương. Vết thương khi tồn tại lâu dài sẽ vừa gây ra cảm giác khó chịu, vừa gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của người bệnh. 

Cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn, đúng cách2 Rửa vết thương không đúng cách sẽ kéo dài thời gian làm lành vết thương

Cách rửa vết thương hở tại nhà

Bước 1: Vệ sinh tay và dụng cụ

Sát khuẩn tay và các loại dụng cụ y tế là việc làm khá cần thiết trước khi chăm sóc vết thương bị hở. Bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng như oxy già, cồn để rửa tay. Với những dụng cụ kim loại, bạn có thể dùng cồn để đốt. Đối với bông băng vô trùng, bạn nên dùng loại bông vẫn còn ở trong bao bì kín và cần tránh sử dụng lại.

Bước 2: Làm sạch và sát khuẩn vết thương

Đây là một bước rất quan trọng đối với việc rửa vết thương hở. Việc sát khuẩn vết thương có tác dụng loại bỏ nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phần bụi bẩn cũng sẽ được rửa trôi. 

Theo đó, bạn hãy dùng nước muối hoặc nước sạch để rửa qua vết thương. Bên cạnh đó, bạn hãy dùng dung dịch sát khuẩn để rửa. Bạn nên lưu ý tránh các loại dung dịch có chứa oxy già hoặc cồn để rửa vết thương bị hở.

Bước 3: Dưỡng ẩm vết thương

Độ ẩm rất cần thiết đối với quá trình liền sẹo. Việc duy trì độ ẩm của các vết thương sẽ đẩy nhanh quá trình lên da non. Mặc dù vậy, bạn nên lưu ý chỉ nên thực hiện việc dưỡng ẩm khi vết thương đang còn khô miệng và không còn bị chảy mủ. 

Bước 4: Băng và bảo vệ vết thương

Cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn, đúng cách3 Bảo vệ vết thương bằng các loại keo băng bên ngoài

Đối với những vết thương nhỏ, bạn không nên băng bó mà chỉ cần giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn. Đối với các vết thương lớn, sau khi vệ sinh và sát trùng, bạn nên băng bó lại. Việc làm này sẽ tránh va chạm và gây cọ xát lên các vết thương có thể gây đau và làm nhiễm bẩn. Bạn dùng băng gạc vô trùng để quấn xung quanh miệng của vết thương. Bạn nên chú ý thay băng y tế hàng ngày và không được để băng quá chật.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề cách rửa vết thương hở tại nhà. Hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách để tình trạng nhanh chóng được thuyên giảm nhé.
 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.