Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hóc dị vật đường thở là một trong những tình huống nguy hiểm đe doạ tính mạng, song có thể xử lý được tại nhà. Có nhiều cách sơ cấp cứu hóc dị vật đơn giản, hiệu quả bạn có thể áp dụng được ngay.
Trong các tai nạn sinh hoạt hằng ngày thì hóc dị vật đường thở chiếm tỉ lệ xảy ra cao ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Theo thống kê các biến chứng do dị vật đường thở khiến khoảng 3.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm, đặc biệt tỉ lệ tăng cao ở đối tượng là trẻ em 1 đến 6 tuổi. Dị vật đường thở là tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy luôn chú ý tới việc ăn uống để phòng ngừa tình trạng bị hóc nghẹn dị vật.
Dị vật đường thở là tình trạng khi sinh hoạt hằng ngày thì các vật lạ vô tình rơi vào và bị kẹt lại trong bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp. Đó có thể ở các vị trí như khí quản, thanh quản, hay phế quản. Tuy nhiên đa phần các trường hợp, dị vật có xu hướng bị kẹt phía bên phải khi nằm gần ngã ba vị trí hai bên lá phổi.
Người ta chia dị vật ra thành hai loại là vô cơ và hữu cơ. Dị vật hữu cơ thường là đồ ăn uống tiêu hoá được như các loại hạt đậu, hạt hoa quả… trong khí đó dị vật vô cơ thường là các đồ không tiêu hoá được như pin, đồ chơi, nam châm…Các dị vật này thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật đường thở. Ngoài ra nó còn dẫn đến các biến chứng mãn tính khác và thậm chí gây ra tỷ lệ cao các bệnh về đường hô hấp.
Trong trường hợp hóc nghẹn nhẹ sẽ thấy dấu hiệu sau:
Nạn nhân trong tình huống nghi ngờ hóc nghẹn nặng sẽ có các triệu chứng sau:
Nguyên nhân đến từ chủ quan người bệnh:
Nguyên nhân khách quan từ nhân viên y tế:
Bước 1: Ban đầu, động viên nạn nhân tiếp tục ho. Nếu ho không có tác dụng với dị vật cần chuyển sang bước tiếp theo là vỗ lưng.
Bước 2: Vỗ vào lưng bệnh nhân khoảng 5 lần.
Nạn nhân cần được gập người lại, sử dụng gốc bàn tay vỗ mạnh vào lưng nạn nhân tại vị trí điểm giữa 2 xương bả vai. Vỗ thứ tự theo hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới. Cần vỗ mạnh vào lưng nạn nhân khoảng 5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng tầm 2 giây.
Sau mỗi lần vỗ lưng cần kiểm tra xem có giúp nạn nhân giảm triệu chứng nghẹt đường thở không. Nếu sau bước này mà nạn nhân vẫn không cải thiện thì cần chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 3: Nghiệm pháp Heimlich thực hiện khoảng 5 lần.
Đầu tiên, bạn cần đứng phía sau nạn nhân và vòng cả 2 tay quanh người nạn nhân lại. Sau đó, bạn nhẹ nhàng đặt nắm tay nằm giữa rốn và mỏ ức, tay kia nắm chặt nắm tay. Bước tiếp theo kéo mạnh từ trong ra ngoài và hướng lên trên. Thực hiện động tác liên tục 5 lần và sau mỗi lần cần kiểm tra xem nạn nhân cải thiện tình trạng nghẹt thở và dị vật có được đẩy ra ngoài không.
Bước 4: Gọi trợ giúp cấp cứu nếu các bước trên không hiệu quả.
Trong trường hợp đã thực hiện các bước trên nhưng dị vật vẫn chưa được đẩy ra ngoài thì bạn cần lập tức gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ cấp cứu, bạn có thể thực hiện các động tác lặp lại ở các bước 2 và 3. Sau khi thực hiện mỗi bước, bạn cần kiểm tra lại miệng nạn nhân cho đến khi dị vật đã được đẩy ra ngoài hoặc xe cấp cứu đến.
Bước 1: Kiểm tra liệu trẻ còn có thể thở không.
Trong trường hợp sắc mặt trẻ trở nên tím tái, bạn cần áp tay vào ngực trẻ để kiểm tra nhịp thở bằng cách xem ngực bé có chuyển động lên xuống không.
Nếu nhịp thở của trẻ trở nên bất thường thì cần dùng ngón tay làm thành một cái móc câu đưa vào họng bé để loại bỏ dị vật. Tuy nhiên bạn cần lưu ý cách này chỉ áp dụng cho trường hợp bạn nhìn thấy được dị vật trong họng trẻ. Nếu bạn không nhìn thấy dị vật, bạn tuyệt đối không áp dụng cách này cho bé vì sẽ khiến càng đẩy vật dị vật vào sâu trong đường thở của trẻ.
Bạn kiểm tra mạch đập của trẻ bằng cách dùng tay. Nếu trong trường hợp trẻ bất tỉnh, bạn cần loại bỏ bất cứ thứ gì có thể nhìn thấy được trong miệng trẻ. Sau đó, bạn nhanh chóng thực hiện sơ cứu trẻ cho đến khi xe cấp cứu đến.
Bước 2: Gọi xe cấp cứu, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Bạn nên nhờ người khác gọi xe cấp cứu để bạn có thời gian làm sạch các vật gây nghẹt và bắt đầu sơ cứu trẻ.
Bước 3: Vỗ lưng trẻ tại vị trí vùng giữa hai xương bả vai bằng gót bàn tay.
Ban đầu đặt trẻ trên cánh tay bạn nằm sấp sao cho đầu trẻ chúc xuống thấp hơn ngực một chút và cánh tay dựa vào cẳng chân bạn được thả lỏng nhẹ nhàng. Dùng lòng bàn tay bạn để đỡ đầu của trẻ. Nếu trẻ quá nặng, có thể nhẹ nhàng đặt trẻ nằm xuống đùi bạn để có lực.
Bạn vỗ mạnh vào lưng của trẻ khoảng 5 cái nằm tại vị trí vùng giữa hai xương bả vai của trẻ bằng gót bàn tay. Kiểm tra xem miệng của trẻ có dị vật nào không để lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng tỏ ra không hiệu quả thì cần chuyển sang bước tiếp theo là ấn ngực.
Bước 4: Động tác ấn ngực.
Bạn đặt trẻ nằm trên đùi sao cho đầu trẻ thấp hơn thân. Sau đó dùng 3 ngón tay phải của bạn đặt vào giữa ngực bé nằm ngay dưới núm vú, ngón tay giữa ở vị trí trung tâm vùng xương ức. Khi đã thực hiện đặt các ngón tay đúng chỗ, bạn nhẹ nhàng nâng ngón tay giữa đẩy lên xuống 5 lần thật chắc.
Bước 5: Kiểm tra lại tình trạng của trẻ.
Bạn kiểm tra xem trẻ đã thở lại chưa. Nếu tình trạng của trẻ vẫn không được cải thiện thì cần kiên trì tiếp tục thực hiện sơ cứu bằng các động tác vỗ lưng, ấn ngực cho đến khi xe cấp cứu đến.
Dị vật thường bị hóc đường thở gặp nhiều ở trẻ nhỏ do các bé có thói quen đưa đồ vật lên miệng mút ngậm. Đối với người lớn sự hóc nghẹn chủ yếu do sơ suất trong sinh hoạt ăn uống. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa hóc dị vật phổ biến:
Ds Hải Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.