Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hóc xương ếch là tai nạn khá thường gặp trong quá trình ăn uống. Nếu không xử trí đúng cách, xương sẽ đi sâu vào bên trong gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nắm vững cách chữa hóc xương ếch là rất cần thiết trong những trường hợp này.
Thịt ếch là loại thực phẩm dân dã, quen thuộc với người Việt Nam. Các món ăn chế biến từ thịt ếch không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp cơ thể cường tráng, lợi tiểu, an thai, giảm mồ hôi trộm, ngủ ngon,... Do đó, các món ăn từ thịt ếch như lẩu ếch, ếch xào lăn, ếch xào măng, ếch chiên nước mắm, ếch om chuối đậu,... đã trở thành “món tủ” của rất nhiều người.
Tuy nhiên, trong quá trình ăn thịt ếch có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, điển hình như hóc xương ếch. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi ăn dặm. Nếu không thực hiện các cách chữa hóc xương ếch kịp thời và đúng cách, xương ếch có thể di chuyển sâu vào bên trong dẫn đến tắc nghẽn đường thở, đồng thời việc lấy xương ra ngoài sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!
Hóc xương ếch là tình trạng khi bạn vô tình nuốt phải xương ếch trong quá trình ăn uống nhưng xương không trôi đi được mà mắc lại tại một vị trí nào đó trong cơ thể. Nguyên nhân hóc xương ếch có thể do người ăn vội vàng, nhai không kỹ, vừa ăn vừa cười đùa hoặc do ăn ếch trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo,...
Hóc xương hay hóc dị vật đường tiêu hóa là tình huống rất phổ biến. Với các trường hợp xương ếch còn nằm trong đường ăn thì việc xử lý không quá khó khăn do xương ếch thương không quá nhọn như xương cá. Tuy nhiên, nếu xương ếch đi sâu vào bên trong do xử trí bước đầu sai cách thì cần phải thực hiện các kỹ thuật khó hơn để đưa xương ra ngoài.
Ngoài tìm hiểu cách chữa hóc xương ếch thì nhận biết các dấu hiệu hóc xương ếch cũng vô cùng quan trọng. Tương tự như hóc các loại xương khác, người bị hóc xương ếch thường có những dấu hiệu ban đầu như:
Khi những dấu hiệu kể trên xuất hiện sau khi bạn vừa ăn món ăn chế biến từ ếch thì rất có thể bạn đã bị hóc xương ếch. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn cách chữa hóc xương ếch trong bài viết này.
Nhìn chung, tình trạng hóc xương ếch đều nguy hiểm và cần can thiệp kịp thời. Mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước xương, vị trí mắc xương, cách cơ thể phản ứng và cách xử trí ban đầu như thế nào.
Hóc xương ếch có thể không gây ra vấn đề lớn nếu xương nhỏ và có thể tự trôi xuống dạ dày cùng thức ăn. Trường hợp xương ếch mắc kẹt ở cổ họng mà không thể trôi đi, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như đau họng, khó nuốt kéo dài. Đặc biệt, nhiều trường hợp xương ếch đi sâu vào trong gây tổn thương thực quản, tắc nghẽn đường thở, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Chính vì vậy, việc xác định tình trạng hóc xương sẽ quyết định cách chữa hóc xương ếch phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Ngay khi nhận thấy bản thân bị hóc xương ếch, bạn hãy ngừng ăn uống bởi việc này có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Bạn có thể tìm cách để nôn ra nhẹ nhàng nhưng không nên móc học vì có thể làm tổn thương họng hoặc gây nghẹt thở đối với trẻ em. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cố nuốt lượng lớn thức ăn để kéo xương trôi xuống dạ dày. Việc làm này có thể làm tổn thương vùng họng hoặc vô tình đẩy xương ếch cắm sâu hơn. Bước tiếp theo, hãy theo dõi triệu chứng sau khi hóc xương. Nếu vẫn còn cảm giác đau, vướng sau vài ngày không giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được xử trí.
Cách chữa hóc xương ếch này thường được sử dụng trong trường hợp người bị hóc có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, khó nói,... Lúc này, người xung quanh cần thực hiện nghiệm pháp Heimlich để tống xương ếch ra ngoài càng nhanh càng tốt.
Với các trường hợp hóc xương ếch mà không tự xử trí tại nhà, nạn nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng đèn soi họng hoặc dùng ống nội soi để xác định vị trí của xương. Sau khi xác định vị trí của xương ếch, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ kết hợp ống nội soi để lấy xương ra ngoài. Đây là cách chữa hóc xương ếch hiệu quả nhất mà không làm tổn thương họng.
Hóc xương ếch là tình huống có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hy vọng những thông tin về cách chữa hóc xương ếch kể trên sẽ giúp bạn đọc nắm được kỹ năng xử trí khi bị hóc xương an toàn, nhanh chóng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.