Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Dị vật đường ăn: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Ngày 16/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thức ăn và nhiều đồ vật nuốt phải có thể bị kẹt trong thực quản và gây nên hiện tượng dị vật đường ăn hay còn gọi là dị vật thực quản. Dị vật thực quản gây khó nuốt và đôi khi dẫn đến viêm loét, thậm chí thủng thực quản.

Dị vật đường ăn có thể là vật vô cơ (đồng xu, cây kim tây) hoặc hữu cơ (xương gà, xương cá, xương heo,...). Dị vật đường ăn thường gặp hơn dị vật đường thở, nhưng phần lớn dị vật đường ăn có thể nội soi gắp ra hoặc đi xuống dạ dày. Chẩn đoán dị vật đường ăn thường dựa vào lâm sàng, và có sự hỗ trợ hình ảnh qua chụp X-quang và nội soi.

Triệu chứng của dị vật đường ăn

Triệu chứng biểu hiện chính khi gặp phải dị vật đường ăn là chứng khó nuốt cấp tính. Bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn thực quản sẽ tăng tiết nước bọt và không thể nuốt thức ăn hay nước uống qua đường miệng. Các triệu chứng khác bao gồm nghẹn sau xương ức, nôn trớ, nuốt đau, nước bọt dính máu, nôn và nghẹt thở. Tăng thông khí do lo lắng và khó chịu thường gây ra suy hô hấp, tuy nhiên trên thực tế khám chỉ thấy bệnh nhân khó thở hoặc nghe thấy tiếng thở rít hoặc thở khò khè, dấu hiệu này gợi ý rằng dị vật nằm trong đường thở chứ không phải thực quản.

Phần lớn dị vật đường ăn thường không để lại biến chứng, tuy nhiên sẽ có những biến chứng có thể gặp là:

Các biến chứng còn phụ thuộc vào bản chất của dị vật. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng pin nút áo là đối tượng được đặc biệt quan tâm vì hoại tử hóa lỏng và thủng có thể xảy ra nhanh chóng.

Triệu chứng và cách xử trí dị vật đường ăn 1
Dị vật đường ăn thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân gây dị vật đường ăn

Dị vật thực quản có thể gặp ở người lớn và trẻ em do vô tình hoặc cố ý. Ở trẻ vị thành niên và người lớn thường do cố ý nuốt dị vật, người lớn tuổi, đặc biệt là người có rối loạn thần kinh như đột quỵ, Parkinson, sa sút trí tuệ hay những người giảm phản xạ nôn như nghiện rượu, quá liều thuốc, động kinh.

Dị vật đường ăn thường kẹt lại ở dạ dày (60%), thực quản (20%), họng miệng (5 - 10%) và ruột non (10%). Đồng xu và pin nút áo là các dị vật thường gặp nhất, ngoài ra dị vật còn có thể là mảnh đồ chơi, xương còn lẫn trong thức ăn. Pin nút áo là một dị vật nguy hiểm vì có khả năng gây hoại tử nếu để lâu, do pin có điện thế khi phản ứng với các enzyme trong cơ thể sẽ gây hoại tử mô, ngoài ra các thành phần trong pin có thể dò ra làm nặng thêm hiện tượng hoại tử.

Chẩn đoán dị vật đường ăn

Thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử về việc chứng kiến việc hóc dị vật là điều quan trọng nhất để chẩn đoán dị vật đường ăn. Các triệu chứng thường gặp là nuốt đau, chảy nước bọt, khó nuốt, nôn, không chịu ăn, đau ngực. Có những trường hợp nặng, dị vật đường ăn có thể gây khó thở do phù nề phần thành trước thực quản. Ngoài ra, cần hỏi thêm về loại dị vật, hình dạng, kích thước, có thể nói người chứng kiến mang vật có hình dạng tương tự hoặc phần còn lại liên quan đến dị vật đến, thời gian hóc dị vật.

Một số bệnh nhân đặc biệt, chẳng hạn như trẻ nhỏ hay người lớn bị sa sút trí tuệ, người già và những người mắc bệnh tâm thần, có thể không thể cung cấp đầy đủ cho bác sĩ thông tin bệnh sử và hoàn cảnh nuốt dị vật. Những đối tượng này này có thể xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, nghẹn, bỏ ăn, nôn mửa, chảy nước dãi, nước bọt dính máu hoặc suy hô hấp. Những xét nghiệm về hình ảnh học có thể giúp chẩn đoán trong những trường hợp này.

Một số vật thể lạ có thể được phát hiện bằng chụp X-quang thông thường (ưu tiên chụp 2 góc khác nhau). Tia X có thể phát hiện ra các dị vật bằng kim loại và xương rất tốt vì có đậm độ cao, ngoài ra X-quang cũng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu thủng (ví dụ, khí tự do trong trung thất hoặc phúc mạc).

Triệu chứng và cách xử trí dị vật đường ăn 2
Dị vật đồng xu

Tuy nhiên, xương cá và thậm chí một số xương gà, gỗ, nhựa, thủy tinh và các vật kim loại mỏng có thể khó xác định trên phim X-quang thông thường. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về dị vật hoặc cố ý hoặc nguy hiểm, nuốt phải dị vật, có thể chỉ định chụp CT, hoặc nội soi để xác nhận và định vị dị vật. Nội soi qua đường thực quản thường được chỉ định ở những bệnh nhân nghi ngờ nuốt phải dị vật và có các triệu chứng tiếp diễn mặc dù kết quả hình ảnh âm tính.

Điều trị dị vật đường ăn

Đối với trẻ nhỏ, hoặc có triệu chứng, hoặc dị vật là pin nút áo hay vật sắc nhọn, thời gian từ lúc nuốt kéo dài hơn 24 giờ thì phải nội soi lấy dị vật cấp cứu.

Đối với dị vật đường ăn, những trẻ lớn không có triệu chứng, thời gian nuốt dị vật sớm dưới 24 giờ và không có tiền căn bất thường về thực quản có thể theo dõi trong vòng 8 đến 16 giờ.

Một số dị vật tự nhiên đi vào dạ dày, sau đó chúng thường đi hoàn toàn qua đường tiêu hóa và bị tống ra ngoài. Bệnh nhân không có triệu chứng tắc nghẽn nghiêm trọng và không nuốt phải vật sắc nhọn hoặc pin nút áo thường có thể được theo dõi một cách an toàn trong tối đa 24 giờ để chờ qua khỏi, điều này được biểu thị bằng việc giảm các triệu chứng.

Triệu chứng và cách xử trí dị vật đường ăn 3
Nội soi thực quản gắp dị vật

Tóm lại, dị vật đường ăn không phải lúc nào cũng là một trường hợp cấp cứu, dẫn đến các biến chứng y tế. Tuy nhiên, dị vật đường ăn ở trẻ em phổ biến hơn nhiều so với tuổi trưởng thành. Điều này là do trẻ nhỏ thường dùng miệng để khám phá những đồ vật mới, dẫn đến nguy cơ vô tình nuốt phải dị vật cao hơn. Trẻ em cũng ít nhận thức được những rủi ro liên quan và do đó có nhiều khả năng nuốt phải những vật có khả năng gây hại như pin, nam châm hoặc vật sắc nhọn. Cần quan sát trẻ kĩ càng và không để những vật nguy hiểm trong tầm tay trẻ để tránh nuốt phải.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin