Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những tai nạn có thể gặp phải khi đi biển là bị rắn biển cắn. Tình trạng này nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về cách sơ cứu khi bị rắn biển cắn trong bài viết dưới đây nhé!
Mùa mưa là giai đoạn thuận lợi tạo môi trường cho loài rắn sinh sôi, kết hợp với tình trạng biến đổi khí hậu cùng ô nhiễm môi trường biển khiến loài rắn biển phải đi tìm môi trường sống mới, quấy nhiễu và gây hại tới con người. Người bị rắn biển cắn nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời có thể bị liệt chi không hồi phục hay thậm chí là tử vong.
Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về cách sơ cứu khi bị rắn biển cắn và những thông tin liên quan.
Rắn biển là loại rắn thuộc họ rắn hổ, sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, đặc biệt là vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, rắn biển còn được gọi là đẹn, đẻn hay ông hèo. Các loài rắn biển thường có cấu tạo cơ thể ngang dẹt như lươn và vì rắn biển không có mang nên chúng thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển nguy hiểm vì chúng thường có nọc độc mạnh. Hiện nay, tần suất rắn biển lên bờ ghi nhận ngày càng nhiều, đặc biệt trong mùa mưa, phần lớn do sự ô nhiễm và biến đổi môi trường biển.
Điều quan trọng đầu tiên, cần xác định vết cắn có độc hay không? Đánh giá qua hình dạng vết thương, rắn độc thường có 2 răng lớn nằm ở vị trí 2 răng cửa của hàm trên dùng để tiêm nọc vào bắp thịt, thể hiện vết cắn đặc trưng là hai lỗ tròn. Đôi khi, những loài rắn biển có độc nhưng lại để lại "vết cắn khô" là vết cắn không chứa độc mà chỉ gây kích ứng nhẹ tại vị trí cắn.
Tiếp đến, đánh giá vùng da xung quanh vết cắn xem có dấu hiệu sưng nề, đau rát, nóng đỏ hay nguy hiểm hơn là có những nốt mưng mủ trắng hoặc có vùng da hoại tử màu đen.
Ngoài ra, cần đánh giá tổng thể toàn thân bệnh nhân với các triệu chứng như đau lan tỏa toàn thân, nôn mửa, yếu liệt chi, khó thở, loạn nhịp tim hay đau tức ngực…Khi bệnh nhân đã xuất hiện những triệu chứng toàn thân, cần áp dụng cách sơ cứu khi bị rắn biển cắn nhanh chóng đồng thời đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Giai đoạn toàn thân là giai đoạn dễ dẫn tới tàn phế hay tử vong với nguyên nhân chính là do nọc độc làm yếu liệt các cơ hỗ trợ việc hô hấp của bệnh nhân.
Khi gặp bệnh nhân bị rắn cắn, ta cần hành động nhanh để tránh hậu quả đáng tiếc như tàn phế hay tử vong, đặc biệt khi vết thương có dấu hiệu sưng phù, chuyển màu đỏ hay màu đen. Ta cần thực hiện những bước sơ cứu sau để hạn chế tác động của nọc rắn lên bệnh nhân:
Trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, cần theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh, đặc biệt cần chú ý đến nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể.
Chú ý: Trong trường hợp xác định là vết cắn của rắn lành, không độc, ta vẫn cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất, sơ cứu và theo dõi tại trung tâm y tế ít nhất trong 12 giờ đầu tiên.
Bệnh nhân thường bị đặt vào tình thế nguy hiểm khi sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn theo kinh nghiệm truyền miệng. Việc sơ cứu bệnh nhân sai cách không chỉ làm chậm thời gian bệnh nhân được tiếp cận điều trị đúng mà còn có thể khiến nọc rắn phát tác sớm hơn. Để bảo toàn tình trạng bệnh nhân cũng như tránh di chứng về sau, ta cần lưu ý một số điểm sau:
Cách phòng tránh rắn biển cắn nói riêng hay rắn cắn nói chung là tránh xa môi trường rắn sinh sống hay ẩn nấp.
Nếu cần tới những vùng nguy cơ có rắn, nên trang bị quần áo bảo hộ chuyên dụng hoặc mang ủng, quần dày và găng tay, đèn chiếu sáng, đồng thời trang bị kiến thức về cách sơ cứu khi bị rắn biển cắn. Ngoài ra, nên đi vào ban ngày hay vào những ngày khô ráo, nắng đẹp để hạn chế tối đa trường hợp gặp rắn.
Nếu thấy rắn, cần nhẹ nhàng di chuyển ra xa vị trí có rắn hoặc đứng yên nếu rắn bò đi nơi khác, tuyệt đối không tạo tiếng động lớn, tiến lại gần hay cố gắng bắt, đuổi theo hay dồn ép con rắn.
Thông qua bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bạn đã phần nào nắm được dấu hiệu nhận biết các loại vết thương của rắn biển cắn và đặc biệt là cách sơ cứu khi bị rắn biển cắn. Hãy chia sẻ bài viết này để lan tỏa mạnh mẽ thông tin về kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn cho mọi người xung quanh, bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp