Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rắn cổ đỏ có độc không? Đặc điểm nhận dạng của rắn cổ đỏ

Ngày 16/07/2024
Kích thước chữ

"Rắn cổ đỏ có độc không?" là câu hỏi lo lắng của nhiều người khi hiện nay chúng gần như có mặt tại mọi nơi trên dải đất hình chữ S, điều này sẽ thật nguy hiểm nếu chẳng may ai đó gặp phải và tiếp xúc với chúng.

Việt Nam không chỉ đa dạng về số lượng hơn 200 loài rắn mà còn phân bổ nhiều chủng loại rắn khác nhau chia thành 2 môi trường sống đất liền và dưới biển. Trong đó có loài rắn nước nổi tiếng với màu sắc cuốn hút và thường được bắt về nuôi làm cảnh đó là rắn cổ đỏ hay còn gọi với tên gần gũi - rắn hoa học trò,... Tuy nhiên thực tế rắn cổ đỏ có độc không vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm, vì sẽ thật nguy hiểm nếu chúng ta tiếp xúc với rắn cổ đỏ mà chưa có nhiều thông tin về chúng. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về loài rắn này, mọi người cùng xem qua nhé.

Tổng quan về rắn cổ đỏ

Trước khi tìm hiểu sự thật rắn cổ đỏ có độc không, mọi người cần tìm hiểu qua một số thông tin và các đặc điểm nhận dạng của loài rắn trước để có cách phòng vệ khi bất ngờ gặp phải rắn cổ đỏ.

Thông tin chung

Rắn cổ đỏ (tên khoa học Rhabdophis subminiatus), là một loại rắn họ nước, thuộc chi hoa cỏ và được biết đến phổ biến với tên gọi rắn hổ lửa và rắn học trò. Chúng sinh sống rộng rãi tại các nước khu vực Đông Nam Á nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Tại Việt Nam, rắn cổ đỏ có mặt khắp các tỉnh thành phân bổ thành 2 loại bao gồm:

  • Rắn cổ đỏ He-le có nhiều ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • Rắn cổ đỏ Xiêm xuất hiện nhiều tại khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ.

Rắn cổ đỏ là loại rắn nước bán thủy sinh, sống ở khu vực gần nước như ao, hồ, sông, suối, các đập nước và khu dân cư nên sẽ tiếp xúc nhiều với con người. Ngoài ra rắn cổ đỏ có thời gian hoạt động nhiều hơn vào ban ngày nên chúng thường săn mồi là các loài lưỡng cư có chất độc như ếch, nhái, cá, cóc,...

Rắn cổ đỏ có độc không? Đặc điểm nhận dạng của rắn cổ đỏ 1
Rắn cổ đỏ sinh sống tại khu vực gần ao hồ, sông suối và khu dân cư

Đặc điểm nhận dạng

Rắn cổ đỏ là loại rắn có nọc độc, khi gặp nguy hiểm chúng sẽ ngóc đầu lên, phồng mang giống rắn hổ và tấn công đối thủ ngay lập tức.

Chiều dài cơ thể trung bình có thể đến 1m và con cái thường lớn hơn con đực. Trong đó vùng đầu và cổ của rắn cổ đỏ có sự phân vùng rõ rệt, nếu phần thân thường là màu sẫm, nửa trước thân có vân đen có màu xám đen, màu ô liu hoặc xanh đen, phần cổ sẽ có màu sặc sỡ hơn đó là đỏ đậm, đỏ nhạt, đỏ nâu hoặc màu vàng. Đặc biệt rắn non sẽ có vòng cổ màu vàng, đen rõ nét hơn và bắt đầu nhạt dần khi chúng trưởng thành.

Điểm nổi bật nhất của loài rắn này đó là phần cổ có một đoạn vảy màu đỏ dễ nhận dạng, cũng là lý do vì sao chúng có tên gọi cổ đỏ hoặc rắn học trò vì giống màu khăn quàng đỏ của học sinh.

Rắn cổ đỏ có độc không? Đặc điểm nhận dạng của rắn cổ đỏ 2
Phần cổ của rắn cổ đỏ có màu sắc sặc sỡ là đặc điểm dễ nhận biết

Rắn cổ đỏ có độc không?

Có thể hầu hết mọi người sẽ cho rằng rắn cổ đỏ thuộc họ rắn nước nên sẽ không có độc, điều này chưa đúng.

Rắn cổ đỏ tuy hiền lành, luôn chủ động lẩn trốn con người nhưng khi rơi vào tình huống nguy hiểm, chúng sẽ ngóc đầu cao lên, làm bẹt phần cổ và co người thành hình chữ S giống với rắn hổ để chuẩn bị mổ vào kẻ thù bằng chiếc nanh độc bên trong, gần cổ họng khác với nhiều loài rắn độc khác, răng nanh sẽ nằm bên ngoài.

Vì răng nanh nằm sâu bên trong, loài rắn cổ đỏ thường phải cắn sâu vào con mồi hoặc đưa con mồi vào vị trí răng nanh mới có thể tiêm nọc độc. Hơn nữa đối với những cú tấn công của rắn cổ đỏ thường là cắn khô và việc tiêm nọc độc ít hiệu quả hơn các loài rắn độc nanh trước. Chính vì thế mà nhiều người thường nghĩ rằng rắn cổ đỏ không có nọc độc.

Nhưng nếu nạn nhân bị rắn cổ đỏ cắn vào các vị trí có kích thước nhỏ hẹp như kẽ ngón tay, ngón chân,... Răng nanh của rắn cổ đỏ hoàn toàn có thể cắn trúng và bị trúng nọc độc, tỷ lệ cao nạn nhân sẽ tử vong nếu không can thiệp kịp thời vì hiện tại vẫn chưa có huyết thành nào đặc trị cho nọc độc của rắn hoa cổ đỏ.

Tốt nhất khi không may bị rắn cổ đỏ cắn trúng, nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế nhanh nhất, bác sĩ sẽ dựa theo các biểu hiện ở từng người bệnh mà có biện pháp chống nhiễm độc phù hợp nhất.

Rắn cổ đỏ có độc không? Đặc điểm nhận dạng của rắn cổ đỏ 3
Rắn cổ đỏ có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Cơ chế hoạt động của tuyến nọc độc rắn cổ đỏ

Phần nọc độc của rắn cổ đỏ không chỉ có trong răng nanh, mà còn có một lượng tuyến độc nằm ở phần cổ đỏ trên cơ thể để tấn công kẻ thù nếu gặp nguy hiểm.

Rắn cổ đỏ có thể tiết ra chất độc ở cổ đỏ bằng cách phá vỡ các tuyến độc dưới da, phần độc tố này không phải từ cơ thể chúng tự sản xuất mà được tích tụ từ các con mồi yêu thích của loài rắn này như cóc, ễnh ương,... Nếu vô tình tiếp xúc với mắt hoặc nuốt phải chất độc từ cổ loại rắn cổ đỏ có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng vì màu sắc sặc sỡ của rắn cổ đỏ, thực tế có nhiều gia đình nuôi chúng làm cảnh vì nghĩ rằng chúng vô hại, không ngờ sự thiếu thông tin này đã gây ra những tai nạn đáng tiếc cho nạn nhân. Vì thế nếu gặp phải rắn cổ đỏ, mọi người nên xua đuổi hoặc tiêu diệt nếu có thể để hạn chế tối đa trường hợp bị nhiễm độc từ tuyến nọc độc cổ của chúng.

Rắn cổ đỏ có độc không? Đặc điểm nhận dạng của rắn cổ đỏ 4
Chất độc của rắn cổ đỏ tích tụ qua các con vật mà chúng ăn vào cơ thể

Các triệu chứng khi bị rắn độc cắn

Dưới đây là một số biểu hiện mọi người cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân mình, để nếu không may bị rắn độc cắn, mọi người sẽ can thiệp kịp thời.

Ngay khi nọc độc đã chích vào cơ thể, nạn nhân sẽ có các biểu hiện đau rát dữ dội, sưng hạch bạch tuyết tại vùng da xung quanh vết cắn, sau đó lan ra khắp cánh tay và chân.

Một số triệu chứng lâm sàng nhận biết khi bị nhiễm nọc độc rắn bao gồm:

  • Vùng da bị rắn cắn: Các dấu nọc độc của rắn xuất hiện, bị chảy máu, bầm tím và đau tại chỗ. Kèm theo sưng viêm hạch lympho, đỏ nóng, nổi bóng nước, áp xe,...
  • Nọc phun vào mắt: Bỏng rát dữ dội, đau như kim chích vào, liên tục chảy nước mắt, sưng nề mi mắt, kết mạc sung huyết, tầm nhìn bị mờ đi và xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm khác như loét giác mạc, viêm nội nhãn thứ phát,...
  • Biểu hiện toàn thân: Đau bụng, buồn nôn, người mệt lả, người yếu đi thấy rõ,...
  • Rối loạn đông máu: Máu liên tục chảy từ vết thương, chảy máu răng, máu cam, tiểu máu, ho ra máu, xuất huyết niêm mạc,....

Cùng với các triệu chứng cụ thể ở từng bộ phận cơ thể như:

  • Thần kinh: Ngủ trong vô thức, mất tiếng, bất thường về khứu giác,...
  • Tim mạch: Bị rối loạn nhịp tim, chóng mặt, tụt huyết áp,...
  • Nội tiết: Suy thượng thận cấp, giảm đường huyết, suy tuyến giáp, suy sinh dục,...
  • Tuyến thận: Tiểu huyết sắc tố, lượng nước tiểu ra khá ít trong 24 giờ (dưới 500 ml ở người lớn và dưới 1 ml ở trẻ sơ sinh).
  • Vỡ cơ toàn thân: Suy thận cấp, đau cơ, cứng hàm, myoglobin niệu,...
  • Các biến chứng khác: Viêm cơ xương khớp, tiểu đường, tổn thương thần kinh mãn tính,...

Hy vọng qua các thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ có nhiều thông tin hơn về loài rắn cổ đỏ cũng như biết được rắn cổ đỏ có độc không, từ đó có cách xử lý phù hợp khi gặp chúng và biết cách sơ cứu kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin