Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đờm tích tụ nhiều ở khoang mũi và họng có thể khiến cho trẻ khó thở, quấy khóc, khó ngủ. Vậy, tại sao trẻ sơ sinh lại có đờm ở khoang mũi, họng? Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp nào hiệu quả, an toàn?
Ở đường hô hấp trên luôn có một dịch lỏng gọi là đờm (đàm) hay chất nhầy, đóng vai trò làm mềm và giữ ẩm khoang mũi, họng của trẻ sơ sinh. Đồng thời dịch đờm còn tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của trẻ phát triển, chống lại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Tuy đờm giúp bảo vệ đường hô hấp nhưng khi đờm tiết ra nhiều hơn sẽ làm trẻ bị khó thở, nghẹt mũi, ho, làm khó chịu khiến trẻ quấy khóc, bú kém. Để giúp trẻ mau hết bệnh, mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh, làm thông thoáng đường thở và giảm tình trạng sổ mũi.
Trẻ sơ sinh có kích thước lỗ mũi còn nhỏ và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên đường hô hấp mỏng manh của trẻ dễ bị tắc nghẽn do đờm hơn. Bất kỳ tác nhân nào gây kích ứng đường hô hấp đều có thể làm tiết ra nhiều đờm hơn và đặc hơn.
Những tác nhân kích ứng làm tăng tiết đờm thường gặp ở trẻ sơ sinh và cả người lớn gồm: Ô nhiễm không khí, bụi, khói thuốc lá, virus, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, nấm mốc, hóa chất.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn như nhiễm virus gây cảm lạnh, dị ứng, viêm phổi, hen suyễn, viêm tiểu phế quản.
Mẹ có thể quan sát thấy trẻ có đờm đi kèm những triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, khụt khịt, khó thở, thở ngáy khi ngủ. Nếu đờm tự loãng dần và tự chảy ra ngoài hay đờm được tống ra khi trẻ hắt hơi hay ho, mẹ không cần tìm cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh thường có đờm khi bị nghẹt mũi hay ho
Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể vì giúp đẩy những vật vướng ở cổ họng ra ngoài. Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của vi khuẩn hay virus có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.
Khi người bệnh ho liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu đường hô hấp và cổ họng của bạn đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng tình trạng bệnh mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu trắng hoặc màu xanh.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm do một vài nguyên nhân như:
Thông thường, nếu đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm, bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không được dùng thuốc kháng sinh bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Do đó, mẹ có thể tìm đến các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên để cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh.
Theo Đông y, quất là loại quả có vị chua ngọt, tính mát. Đường phèn có tính bì bổ tỳ, phế với hương vị ngọt. Khi kết hợp quất và đường phèn lại với nhau sẽ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, virus có tác dụng làm giảm ho, long đờm.
Cách thực hiện: Cắt nhỏ 2 - 3 quả quất xanh, hấp cách thủy quất cùng một ít đường phèn trong khoảng 15 - 20 phút. Cho trẻ dùng sau khi dung dịch nguội, mỗi lần 1 thìa cà phê và ngày 3 lần.
Dùng chanh đào điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ rất hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ có thể hấp cách thủy chanh đào và đường phèn cho trẻ uống. Đây là cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Cắt chanh đào thành từng lát mỏng và cho vào bát, thêm một ít đường phèn và đem hấp cách thủy từ 15 - 20 phút. Mỗi ngày chia thành 3 lần cho trẻ uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Lá hẹ là vị thuốc có tác dụng làm ấm gối, bổ can thận nên được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là tình trạng ho có đờm.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá hẹ, cho lá hẹ vào một chiếc chén, thêm ít đường phèn, đem hấp cách thủy. Sau khoảng 15 - 20 phút, chắt lấy nước. Thực hiện cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cho bé uống nước lá hẹ từ 2 - 3 thìa cà phê.
Một trong những cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả chính là sử dụng hạt chanh.
Cách thực hiện: Giã nhuyễn hạt chanh, sau đó thêm vào một chút nước lọc và đường phèn và hấp cách thủy. Sau khi hấp khoảng 20 phút, lấy nước hạt chanh ra và để nguội. Mỗi ngày cho trẻ uống 4 - 6 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê.
Bên cạnh những cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh dân gian kể trên, để giúp trẻ nhanh phục hồi, mẹ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc trẻ như sau:
>>> Dùng ngay: Siro Mucambrox 15 hỗ trợ tiêu chất nhầy cho trẻ đến từ thương hiệu của Ukraina
Trên đây là một số cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cho bé yêu!
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.