Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
BMI là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ đó điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập cho phù hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Vậy cách tính BMI cho học sinh tiểu học là gì?
Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI - Body Mass Index) là một công cụ đơn giản được sử dụng để đánh giá xem cân nặng của một người có phù hợp với chiều cao của họ hay không. Nó giúp chúng ta xác định xem mình có đang thừa cân, thiếu cân hay cân nặng ở mức bình thường. Vậy cách tính BMI cho học sinh tiểu học là gì?
Đối với trẻ em, học sinh tiểu học, chỉ số khối cơ thể (BMI) là một thước đo sinh trắc học được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Thông qua việc so sánh cân nặng và chiều cao, BMI cung cấp một chỉ số tương đối về mức độ dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến cân nặng như thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Cách tính BMI cho học sinh tiểu học được áp dụng tương tự như công thức của người trưởng thành như sau:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Tuy nhiên, so với người trưởng thành việc phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên (người dưới 20 tuổi) sẽ phức tạp hơn. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên với chỉ số BMI thôi chưa đủ.
Bởi trẻ em và thanh thiếu niên là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, chiều cao và cân nặng của chúng thay đổi liên tục theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của mỗi trẻ cũng là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, giới tính, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động.
Vì vậy, để đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học, bên cạnh chỉ số BMI cần sử dụng thêm “Biểu đồ BMI theo tuổi” của Tổ chức Y tế Thế giới. Biểu đồ BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một biểu đồ tiêu chuẩn để so sánh chỉ số BMI của trẻ với những trẻ cùng tuổi, cùng giới tính.
Biểu đồ này giúp chúng ta theo dõi sự tăng trưởng của trẻ theo thời gian và phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tăng cân quá nhanh hoặc chậm phát triển. Do đó, thay vì chỉ dựa vào một con số BMI tuyệt đối, biểu đồ BMI theo tuổi giúp chúng ta phân loại trẻ em thành các nhóm thiếu cân, cân nặng bình thường, thừa cân hoặc béo phì một cách chính xác hơn.
Cách sử dụng biểu đồ BMI theo tuổi:
Thông thường mức BMI lý tưởng của người trưởng thành là từ 18,5 đến 24,9. Phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI được thể hiện như sau:
Đối với học sinh tiểu học, sau khi chỉ số BMI được tính, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm theo biểu đồ BMI. Theo đó phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo độ tuổi và biểu đồ được thể hiện như sau:
Khi BMI dưới 5% cho thấy trẻ bị thiếu cân. Những nguy cơ đối với trẻ gầy, thiếu cân là dễ mắc nhiều chứng bệnh như loãng xương, hạ huyết áp... do cơ thể không đủ vitamin và khoáng chất, dưỡng chất cần thiết để phát triển xương. Bên cạnh đó việc thiếu cân, thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng, khô tóc và da.
BMI từ 5 - 85 % là khoảng BMI là chỉ số BMI lý tưởng, ở khoảng này cơ thể của trẻ ít nguy cơ mắc bệnh, khỏe mạnh và năng động sáng tạo hơn.
Khi BMI của trẻ trên 95% có thể trẻ đang bị thừa cân. Trẻ nhỏ bị thừa cân, béo phì có thể dễ gặp tình trạng rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh lý mạch vành hoặc huyết áp cao.
Sự tích tụ mỡ ở vùng bụng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong chức năng hô hấp khi ngủ, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn hô hấp khi ngủ, thậm chí là ngưng thở trong lúc ngủ. Điều này có thể gây thiếu oxy cho não, gây ra hội chứng Pickwick.
Đồng thời, mỡ nội tạng cũng có thể gây ra các bệnh lý gan mật như sỏi mật (chủ yếu là sỏi cholesterol), rối loạn chuyển hóa lipid, các biến đổi bất thường về gan, ruột như gan nhiễm mỡ, ung thư gan ruột nhiễm mỡ, giảm chức năng ruột gây ra táo bón, đầy hơi, các vấn đề về đại tràng như ung thư đại tràng cũng có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, trẻ em ở mọi lứa tuổi đặc biệt là học sinh tiểu học cần phát triển cân đối và khỏe mạnh trong phạm vi cân nặng và chiều cao phù hợp. Để đảm bảo và duy trì chỉ số BMI trẻ em luôn được ở mức lý tưởng, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
Để phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ, điều quan trọng đầu tiên là bố mẹ cần thay đổi quan niệm về trẻ bụ bẫm. Việc cho rằng trẻ càng bụ bẫm càng khỏe mạnh là hoàn toàn sai lầm.
Thay vào đó, để trẻ phát triển toàn diện, cần xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, bao gồm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển.
Bên cạnh 3 bữa chính, việc bổ sung 2 - 3 bữa phụ mỗi ngày là rất quan trọng để cung cấp năng lượng cho trẻ, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Thực đơn của trẻ nên được lên kế hoạch kỹ lưỡng, kết hợp hài hòa giữa các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, giảm thiểu việc cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga, nước ngọt có đường, vì chúng chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh, dễ gây tăng cân.
Hoạt động thể chất ngoài trời đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ. Vận động giúp tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng, đốt cháy calo dư thừa, từ đó ngăn ngừa tình trạng béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan.
Đồng thời, lực tác động lên xương trong quá trình vận động kích thích quá trình hình thành tế bào xương mới, giúp tăng cường mật độ xương, phòng ngừa loãng xương và thúc đẩy sự phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất còn góp phần giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc, giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên là vô cùng cần thiết.
Việc theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ thông qua các chỉ số cân nặng và chiều cao là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Đối với học sinh tiểu học, ba mẹ nên kiểm tra mỗi 3 - 6 tháng bằng cách so sánh các chỉ số BMI và bảng chỉ số BMI tiêu chuẩn nhằm đảm bảo BMI của trẻ vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn.
Thông qua đó cha mẹ và các nhà chuyên môn có thể đánh giá xem trẻ có đang phát triển đúng chuẩn hay không. Nếu trẻ có các dấu hiệu chênh lệch so với đường chuẩn, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách tính BMI cho học sinh tiểu học. Để đảm trẻ phát triển khỏe mạnh ba mẹ cần theo dõi chỉ số BMI của trẻ thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.