Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mụn nước ở lòng bàn tay là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải vào mùa hè. Những mụn nước này thường trong suốt hoặc có màu trắng đục kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Để hiểu rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý, bạn có thể tìm hiểu từ nội dung của bài viết dưới đây.
Nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân thường là biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Đôi khi là do dị ứng da hoặc ảnh hưởng của rối loạn tâm thần. Tình trạng mụn nước ở tay gây ngứa làm bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nổi mụn nước ở tay thế nào trong bài viết bên dưới nhé!
Bệnh tổ đỉa là một dạng chàm thường gặp, đặc trưng điển hình là các mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trong một số trường hợp, mụn nước có thể lan ra mu bàn tay, mu bàn chân. Nhưng hiếm khi lan ra ngoài cổ tay hay mắt cá chân.
Các mụn nước bị chàm thường nằm sâu dưới da, được bao phủ bởi lớp da dày, cứng, khó vỡ, gây nóng rát và ngứa ngáy. Sau khoảng 3-4 tuần các mụn nước có thể tự biến mất, để lại vảy tiết màu vàng nhạt trên da.
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng ở những vùng da hở, da tay và bàn chân. Biểu hiện tổn thương do viêm da khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh. Nếu da tiếp xúc với chất tiết của côn trùng, da có thể sưng đỏ, viêm, nóng rát hoặc mụn mủ. Ngoài ra nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân có thể do ma sát liên tục với găng tay, giày hoặc tất.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể lây lan. Nguyên nhân của bệnh là do nhiễm virus enterovirus. Không chỉ gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau họng, chán ăn, tiêu chảy mà tay chân miệng còn gây phát ban dạng phỏng nước. Các mụn nước thường có màu xám, hình bầu dục, đường kính từ 2 đến 10 mm, gồ lên hoặc phẳng và không gây ngứa, đau rát. Để nhận biết bệnh lý này, bạn có thể kiêm tra một số triệu chứng kèm theo như loét trên lưỡi, miệng và má, thậm chí một số trẻ có thể bị nổi mụn nước ở mông và lở loét.
Thủy đậu là một bệnh có thể lây lan do virus varicella gây ra. Đặc trưng của bệnh là nổi mụn nước khắp người, cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh thủy đậu thường lây truyền qua đường tiếp xúc với mụn nước của người bệnh hoặc lây qua các hoạt động hô hấp như giao tiếp, ho, hắt hơi,…
Ngoài tổn thương ngoài da, bệnh thuỷ đậu còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, đau nhức cơ, nhức đầu, mệt mỏi và sốt cao.
Không giống như tay chân miệng, bệnh thủy đậu có thể bùng phát ở trẻ em và cả người lớn.
Các tình trạng da liễu có thể gây ra mụn nước khác như herpes sinh dục và bệnh zona, thường gây ra các triệu chứng trên môi, bộ phận sinh dục và rất hiếm khi mọc thành từng đám ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Ở giai đoạn đầu, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gây ngứa, rát, khó chịu. Để giảm các triệu chứng này, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn sau:
Chườm lạnh hoặc ngâm tay trong nước lạnh có thể giúp giảm ngứa, rát và khó chịu. Nếu bạn muốn chườm lạnh, hãy dùng một ít đá cho vào túi vải mỏng. Sau đó đắp lên da trong vòng 15 - 20 phút. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày hoặc thực hiện bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu. Người bệnh tránh chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh. Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc một số loại thuốc thuốc mỡ, kem bôi… Sản phẩm giúp hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, cung cấp nước giúp da kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy.
Dưới đây là một số loại kem dưỡng, thuốc bôi không kê đơn mà bạn có thể sử dụng khi bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay:
Ngoài các biện pháp khắc phục tại nhà ở trên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của mình, bằng cách ngâm tay, chân vào loại tinh dầu chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Dưỡng chất từ tinh dầu sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương trên da đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị.
Mặc dù nổi mụn nước ở lòng bàn tay có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có xu hướng tái phát, đặc biệt là vào mùa xuân hoặc hè. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều phiền toái, khó chịu ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay và bàn chân trong sinh hoạt thường ngày. Do đó người bệnh phải đến bệnh viện để có phương pháp kiểm soát bệnh và được kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.