Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảm cúm có nên uống thuốc kháng sinh không?

Ngày 27/04/2018
Kích thước chữ

Kháng sinh chỉ có ý nghĩa với vi khuẩn, điều đó có nghĩa là cảm cúm có nên uống thuốc hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn đến từ đâu.

Kháng sinh chỉ có ý nghĩa với vi khuẩn, điều đó có nghĩa là cảm cúm có nên uống thuốc hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn đến từ đâu.

 Cảm cúm được gây ra bởi các loại virus và thường có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,... Và đặc biệt, virus cảm cúm rất dễ lây lan qua đường hô hấp với tốc độ nhanh. Bệnh cảm cúm và cách điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến, nhưng dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị bệnh cảm cúm có thật sự hiệu quả hay không?

Cảm cúm có nên uống thuốc kháng sinh không
Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm cúm

Có nên dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm hay không?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp có tác dụng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, nhưng bệnh cảm cúm lại do virus gây ra. Cảm cúm uống kháng sinh một cách tự ý khi bị nhiễm virus có thể mang lại cho bệnh nhân nhiều tác hại hơn là lợi ích. Vì sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị kháng kháng sinh sau khi dùng thuốc. Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cảm cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên nếu chưa được chẩn đoán chính xác mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn biến nặng hơn. Bệnh nhân dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ của thuốc như ban đỏ, tiêu chảy… trong khi bệnh cảm cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ nên được dùng nếu có các biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải tuân theo theo chỉ định của bác sĩ.

Cảm cúm có nên uống thuốc kháng sinh không
Không nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị cảm cúm

Cách chữa bệnh cảm cúm tại nhà

Khi bạn bị cảm cúm, việc uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C là quan trọng nhất, điều này sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Hoặc bệnh nhân cũng có thể bổ sung vitamin C thông qua dạng viên uống với liều dùng theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, phương pháp Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả, có thể áp dụng ngay tại nhà như dùng tỏi. Theo các nghiên cứu, trong tỏi chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, rất tốt trong việc điều trị cảm cúm. Bài thuốc điều trị rất đơn giản: Bóc vỏ một vài tép tỏi, giã nhuyễn, rồi đem thả vào một chén nước đun sôi để nguội với tỷ lệ: 1 phần tỏi - 10 phần nước. Sau khi hoàn hỗn hợp lại với nhau thì chắt lấy phần nước, rồi dùng dung dịch nước tỏi loãng nhỏ vào mũi từ 2-3 lần/ngày. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng cảm cúm hết hẳn (lưu ý: không dùng nước ép tỏi cho trẻ dưới 1 tuổi). Bạn cũng có thể thay nước lọc bằng nước muối pha loãng để pha với tỏi với cách làm tương tự. Bên cạnh phương pháp dùng tỏi, còn nhiều bài thuốc từ các loại thảo dược  khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm như lá tía tô, lá cúc tần, vỏ bưởi…

Cảm cúm có nên uống thuốc kháng sinh không
Nên uống các loại nước có nhiều Vitamin như nước cam để bệnh cảm cúm nhanh khỏi hơn

Các chuyên gia chia sẻ rằng, để phòng bệnh cảm cúm, bạn nên tăng cường uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, để nâng cao sức đề kháng chống lại virus cúm gây bệnh. Bên cạnh đó, nên súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa các loại virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cũng như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, đồng thời rửa tay sạch sẽ trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh lây bị nhiễm bệnh.

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm