Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cảm cúm có thể nghiêm trọng đối với tất cả mọi người - nhưng đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến cúm và nhập viện là đặc biệt cao.
Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm do một loại virut theo mùa gây ra với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Một số người có thể hồi phục trong khoảng một tuần, một số người khác có thể có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
Nguy cơ biến chứng do cúm tăng lên với những người lớn trên 65 tuổi. Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi có xu hướng miễn dịch kém hơn, điều này xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta già đi. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ khó chống lại virus cúm hơn, có thể gây nhiều biến chứng như viêm phổi, dẫn đến nhập viện, hoặc nguy hiểm hơn còn có thể tử vong.
Các triệu chứng của cảm cúm thường khởi phát và xảy ra nhanh chóng, một số người sẽ xuất hiện các triệu chứng 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Nếu bạn bị ốm, điều quan trọng là bạn phải biết cách phân biệt các triệu chứng cảm cúm với cảm lạnh thông thường.
Một số triệu chứng cảm lạnh thông thường bao gồm:
Nếu bạn bị cảm cúm, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Nếu bạn trên 65 tuổi và xuất hiện bất kỳ triệu chứng cúm nào trong số này, hãy đi khám ngay để giảm nguy cơ biến chứng.
Nếu bạn gặp bác sĩ trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus. Khi dùng sớm, thuốc này có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Những người trẻ tuổi và những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường ít gặp biến chứng của bệnh cảm cúm. Ngược lại, theo thống kê có đến khoảng 85% người từ 65 tuổi trở lên tử vong liên quan đến cúm theo mùa xảy ra.
Một số biến chứng không nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể bao gồm: Viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai. Các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi.
Biến chứng viêm phế quản xảy ra khi tình trạng viêm phát triển trong niêm mạc của các ống phế quản. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể bao gồm:
Viêm phế quản có thể dẫn đến bệnh viêm phổi - bệnh nhiễm trùng gây viêm các túi khí ở một hoặc cả hai phổi. Bệnh viêm phổi có thể khiến bạn bị đau ngực, khó thở và ho dữ dội. Ở người lớn tuổi, viêm phổi sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, lú lẫn, buồn nôn và nôn.
Viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây suy các cơ quan. Nhiễm trùng phổi này có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc áp xe phổi.
Các biến chứng khác có thể xảy ra với người lớn tuổi mắc bệnh cúm bao gồm viêm tim, não và cơ. Nếu sống chung với bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim,virus cúm có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng mãn tính này.
Đừng bỏ qua các triệu chứng nghiêm trọng phát triển trong khi chiến đấu với bệnh cúm. Đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị khó thở, đau ngực, chóng mặt, nôn mửa hoặc rối loạn tâm thần.
Bạn nếu đi gặp bác sĩ trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các triệu chứng. Việc điều trị cảm cúm bằng thuốc kháng virus đối với cảm cúm sẽ rút ngắn thời gian của bệnh và giảm các triệu chứng của nhiễm trùng. Điều trị kháng virus sẽ ít hiệu quả hơn sau 48h nhưng vẫn có thể được thực hiện nếu người bệnh có nguy cơ biến chứng cao.
Tuy nhiên, các triệu chứng phản ứng với thuốc cảm và cúm không kê đơn. Bạn có thể dùng ibuprofen (Advil, Motrin) theo chỉ dẫn để giảm đau và hạ sốt.
Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và chống lại virus. Bằng cách tự chăm sóc tại nhà, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 1 đến 2 tuần.
Nếu bạn gặp các biến chứng, bác sĩ có thể phải kê đơn thuốc kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng thứ cấp, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Bạn cũng có thể cần sử dụng thuốc giảm ho theo toa trong trường hợp ho nặng.
Phòng ngừa là chìa khóa để tránh bệnh cúm và các biến chứng của nó. Mọi người nên cân nhắc việc tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt đối với những người lớn từ 65 tuổi trở lên.
Nếu người lớn thuộc nhóm tuổi này, có thể cân nhắc việc tiêm loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả các nhóm tuổi hoặc loại vắc xin dành cho những người từ 65 tuổi trở lên.
Ngoài việc tiêm vắc xin hàng năm, có những cách khác để bảo vệ bản thân chống lại bệnh cúm:
Mọi người nên chú ý thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi bệnh cúm. Phòng ngừa cảm cúm đặc biệt quan trọng nếu bạn 65 tuổi trở lên do nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến cúm.
Thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát triển bất kỳ triệu chứng cúm.
Phương Anh
Nguồn tham khảo: Hello Bác Sĩ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...