Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cần kiêng gì khi có vết thương hở? Những lưu ý chăm sóc vết thương hở tại nhà

Ngày 17/05/2023
Kích thước chữ

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, vết thương hở là vấn đề thường xuyên gặp phải. Những tổn thương ngoài da như vết cắt, rách, trầy xước, bỏng… nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chậm lành hơn, dễ để lại sẹo, gây nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử. Nên kiêng gì khi có vết thương hở là điều được nhiều người quan tâm, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Mặc dù đa số các trường hợp vết thương hở ở cấp độ nhẹ đều có thể tự lành theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần chủ động chăm sóc, vệ sinh vết thương, thực hiện kiêng cử trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt để tránh làm vết thương trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vết thương hở là như thế nào?

Vết thương hở là một vết thương nơi da hoặc mô mềm khác bị đứt hoặc xé ra, để lộ các mô và cấu trúc bên trong. Vết thương hở có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tai nạn, chấn thương, phẫu thuật, và các bệnh lý khác. 

Các triệu chứng của vết thương hở có thể bao gồm chảy máu, sưng tấy, đỏ, đau đớn và mất chức năng của khu vực bị tổn thương. Khi một vết thương hở xảy ra, nếu là vết thương nhỏ, bạn có thể sơ cứu và tự chăm sóc tại nhà. Nếu là vết thương lớn, bạn nên đưa người bị thương đi đến cơ sở y tế sớm để được điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nên kiêng gì khi có vết thương hở? 1
Bạn có thể tự sơ cứu các vết thương hở nhỏ tại nhà

Cần kiêng gì khi có vết thương hở?

Vết thương hở sẽ nhanh phục hồi hơn nếu bạn biết nắm được cách chăm sóc đúng. Ngoài việc băng bó, giữ vệ sinh vết thương, bạn cũng cần chú ý kiêng cữ trong việc vận động và ăn uống hằng ngày để vết thương mau lành.

  • Không vận động quá mạnh để giảm nguy cơ làm rách miệng vết thương, khiến vết thương nghiêm trọng và lâu phục hồi.
  • Khi tắm rửa, bạn cần che kín vết thương để tránh làm vết thương hở bị ngâm trong nước. Các vết thương hở đều có khả năng bị nhiễm khuẩn do nước, khiến tình trạng nặng thêm.
  • Không được dùng tay chưa vệ sinh sạch để chạm vào vết thương. Vi khuẩn trên tay ta có thể xâm nhập vào miệng vết thương và gây nhiễm trùng.
  • Khi vết thương bắt đầu kết vảy, nó có thể gây ngứa ngáy nhưng bạn không nên bóc lớp vảy này để tránh hiện tượng chảy máu, vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da.
  • Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng lên các vết thương hở. Việc làm này có thể làm vết thương bị viêm nhiễm nặng và khó điều trị hơn.
  • Không ăn đồ nếp hay thịt gà để hạn chế tình trạng mưng mủ vết thương. Ngoài ra, ăn đồ nếp và thịt gà cũng sẽ làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời làm tăng nguy cơ để lại sẹo trên da. Do đó, nếu có vết thương hở, bạn cần đặc biệt tránh 2 loại thực phẩm này, nhất là vào thời kỳ đang kéo da non.
  • Tránh ăn rau muống để vết thương sau khi lành không để lại sẹo lồi.
  • Hạn chế ăn thịt bò vì nguyên liệu này có thể gây thâm khi vết thương hồi phục.
  • Hải sản cũng có thể gây dị ứng với những người có vết thương hở nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Nên kiêng gì khi có vết thương hở? 2
Không ăn thịt gà để hạn chế mưng mủ vết thương

Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà

Ngoài việc kiêng cử trong vận động và ăn uống, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc vết thương hở tại nhà:

  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vết thương để tránh nhiễm khuẩn.
  • Nghỉ ngơi đủ, hạn chế áp lực để vết thương nhanh hồi phục. 
  • Giữ vết thương khô ráo, tránh để vùng da bị thương tiếp xúc với nước trong ít nhất 5 ngày sau khi bị thương.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước. Nên bổ sung các loại thực giàu đạm, sắt, vitamin nhóm B, acid folic để hỗ trợ việc tái tạo tế bào cũng như việc tạo máu, từ đó giúp vết thương mau lành hơn. Thực phẩm giàu vitamin C cũng rất cần thiết vì nó sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đồng thời tăng khả năng chuyển hóa sắt trong cơ thể.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn, băng bó vết thương để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Theo dõi tình trạng vết thương và đến bệnh viện nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như đau, đỏ, sưng, ứ mủ hoặc sốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm lành để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Chai xịt bạc Farmactive Silver Spray hỗ trợ điều trị các tổn thương da không bị nhiễm trùng được nhiều người tin tưởng. Xịt phun dạng bột có chứa các thành phần của keo bạc và muối sodic của axit hyaluronic nên có khả năng kháng khuẩn, kiểm soát dịch tiết, tạo môi trường thuận lợi cho việc hồi phục vết thương, giúp lành nhanh hơn. Cách sử dụng đơn giản, dễ dàng kiểm soát lượng xịt, không trực tiếp chạm vào vết thương nên không gây đau, hạn chế để lại sẹo sau khi lành.

Nên kiêng gì khi có vết thương hở? 3
Chai xịt bạc Farmactive Silver Spray hỗ trợ điều trị vết thương hở

Chăm sóc vết thương hở tại nhà tưởng chừng là việc rất đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách, bạn có thể vô tình làm tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, khiến vết thương lâu lành và thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, bạn đã biết những gì nên làm và không nên làm khi có vết thương hở, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh một cách tốt nhất.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin