Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cắn móng tay bị gì? Tác hại của cắn móng tay mà bạn nên biết

Ngày 21/11/2022
Kích thước chữ

Chắc chắn ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần cắn móng tay. Không những vậy, việc cắn móng tay còn trở thành thói quen hàng ngày của rất nhiều người. Thói quen này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà hầu hết những người có thói quen này không biết. Vậy cắn móng tay bị gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Việc cắn móng tay thường xuyên có thể gây rách da, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây các bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân của thói quen này chủ yếu do căng thẳng, lo lắng hay nhàm chán. Hãy tìm hiểu ngay cắn móng tay bị gì? Cắn móng tay có tác hại gì? qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân hình thành thói quen cắn móng tay

Để biết “Cắn móng tay bị gì?”, trước hết bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân hình thành nên thói quen cắn móng tay. Để giải thích cho vấn đề tại sao rất nhiều người có thói quen cắn móng tay thật sự rất khó bởi đây là một vấn đề bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, thông thường những người có thói quen cắn móng tay thường có một trong các tình trạng chung như tâm trạng bất an, căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài hay rối loạn cảm xúc. Đôi khi là do quá nhàm chán.

Đối với những người việc cắn móng tay chỉ để giải tỏa những lo lắng, căng thẳng, stress… thì cắn móng tay có thể giúp họ thoải mái tạm thời. Thế nhưng, những hành vi đó không thể làm thỏa mãn dài lâu, thậm chí còn làm gia tăng căng thẳng, lo âu. Còn đối với những người bị rối loạn tâm thần mức độ nặng thì thói quen cắn móng tay là một hành vi biểu hiện của bệnh cần phải được can thiệp sớm.

Ở những trẻ tự kỷ cũng thường xuyên có biểu hiện cắn móng tay, thậm chí là cắn cả tay. Đây là một hành vi biểu hiện bệnh rất ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, cần can thiệp và giúp trẻ thay đổi, khiến trẻ thích nghi tích cực với mọi người và cuộc sống xung quanh hơn, từ đó xóa bỏ được hành vi cắn móng tay.

Cắn móng tay bị gì? Tác hại của cắn móng tay mà bạn nên biết1 Cắn móng tay là một hành vi thường gặp ở những trẻ mắc bệnh tự kỷ

Cắn móng tay bị gì? Tác hại của cắn móng tay

Nhiễm trùng móng tay

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắn móng tay còn bẩn gấp nhiều lần việc mút ngón tay bởi có rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau tích tụ bên dưới móng tay. Và ngay cả khi bạn rửa tay thường xuyên cũng chưa chắc chắn đã làm sạch được khóe móng cũng như mặt dưới móng tay. Khi cắn móng tay trong một thời gian dài sẽ gây tổn thương phần mềm quanh móng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng móng.

Ngoài ra, thói quen cắn móng tay còn khiến bạn dễ mắc bệnh viêm mé, dân gian hay gọi là chín mé (tên khoa học là Paronychia) là bệnh gây nhiễm trùng phần mềm xung quanh móng tay. Bệnh gây sưng đỏ, đau nhức, tích mủ, điều trị bằng phẫu thuật trích rạch ổ viêm phối hợp với dùng thuốc kháng sinh và kháng nấm.

Cắn móng tay bị gì? Tác hại của cắn móng tay mà bạn nên biết 2 Thói quen cắn móng tay thường xuyên rất dễ gây nhiễm trùng móng tay

Đau dạ dày, tiêu chảy

Vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn Salmonella và vi khuẩn đường ruột E.Coli là 2 vi khuẩn tồn tại rất nhiều trong móng tay. Các mặt dưới hay khóe móng tay chính là nơi trú ẩn hoàn hảo cho chúng tồn tại và sinh sôi nảy nở.

Chính vì vậy, những người có thói quen cắn móng tay dễ mắc bệnh đau dạ dày và tiêu chảy cấp. Ngoài ra, theo nghiên cứu việc cắn móng tay còn ảnh hưởng tới trí tuệ do nhiễm độc chì.

Viêm nhiễm vùng miệng, họng

Ngoài việc gây ra nhiễm trùng móng, viêm quanh móng, khi cắn móng tay nhiều còn tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ móng tay vào khoang miệng, từ đó gây nhiễm trùng răng lợi, viêm họng… Hãy tập bỏ thói quen cắn móng tay sớm vì thói quen này rất có hại cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ cho răng, lợi

Thói quen cắn móng tay còn khiến răng của bạn bị tổn thương như sứt mẻ răng, biến dạng răng, răng mọc lộn xộn không đều… làm răng của bạn trở nên mất thẩm mỹ.

Nếu như bạn đang có thói quen cắn móng tay thì hãy dừng nó lại ngay lập tức nếu không muốn mất đi một nụ cười đẹp đẽ. Ngoài việc làm yếu và mất thẩm mỹ cho răng, thói quen cắn móng tay còn gây ra các bệnh lý về lợi như viêm nha chu, tụt lợi… Cắn móng tay thường xuyên làm các vi khuẩn từ móng tay được gieo rắc vào răng lợi gây viêm nhiễm và đau nhức lợi.

Hơi thở khó chịu, có mùi

Các bệnh lý tại răng miệng do thói quen cắn móng tay gây ra đều khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu, mùi hôi khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Khi có hiện tượng này, bạn hãy đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm nhất.

Cắn móng tay bị gì? Tác hại của cắn móng tay mà bạn nên biết 3 Cắn móng tay bị gì? Thói quen này dễ dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng

Viêm khớp

Nếu như tình trạng nhiễm trùng xảy ra ngay tại chỗ như viêm móng, viêm quanh móng không được kiểm soát có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm hơn đó là viêm khớp ngón tay, bàn tay. Tình trạng này được gọi chung là viêm khớp nhiễm trùng, điều trị rất khó khăn, đôi khi phải can thiệp phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời đúng phương pháp, bệnh viêm khớp nhiễm trùng có thể khiến bạn bị khuyết tật bàn tay vĩnh viễn, đôi khi có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng toàn thân nguy hiểm cho tính mạng.

Dễ bị cảm lạnh, cảm cúm

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) thấy rằng có tới hơn 200 loại virus gây bệnh cảm cúm tồn tại dưới móng tay chúng ta. Chính vì vậy, việc cắn móng tay thường xuyên khiến bạn càng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, trước hết bạn phải từ bỏ ngay thói quen cắn móng tay độc hại và thường xuyên rửa tay thật kyc bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn cơm, sau khi đi ra ngoài và sau khi đi vệ sinh.

Dị dạng móng tay

Nếu duy trì thói quen cắn móng tay lâu dài không thể kiểm soát, móng tay của bạn sẽ dần bị hỏng lớp mô phía dưới và có thể bị biến dạng móng vĩnh viễn. Lúc này, móng tay sẽ trở nên gồ ghề, tồn tại những vết hằn sâu vô cùng mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti. Kèm theo hiện tượng này là móng tay của bạn sẽ không thể mọc tự nhiên được nữa.

Thường xuyên rửa tay giúp giảm thiểu tác hại của việc cắn móng tay 4 Cắn móng tay thường xuyên kéo dài có thể bị biến dạng móng vĩnh viễn

Nhiễm virus HPV

Virus HPV là virus gây u nhú ở người, nhất là ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên không kiểm soát.

Nếu như bạn cắn móng tay không kiểm soát quá nhiều, bạn có thể bị nhiễm virus HPV, khi đó các hạt mụn cóc sẽ xuất hiện ở ngón tay rồi lây sang cả môi miệng, ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ ngoài của bạn.

Mắc các bệnh lý lây truyền

Thói quen cắn móng tay khiến miệng bạn thường xuyên tiếp xúc với với các vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đây cũng chính là lý do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang, không thường xuyên đưa tay lên miệng lên mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để phòng bệnh Covid-19 cũng như các bệnh lây truyền khác như tả, lỵ, thương hàn…

Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của cắn móng tay?

Để loại bỏ những vấn đề trên, cách tốt nhất là bạn nên từ bỏ ngay thói quen cắn móng tay thường xuyên. Tuy nhiên, việc từ bỏ thói quen này không đơn giản mà bạn cần kiên trì trong một thời gian dài. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau để hạn chế tối đa tác hại của cắn móng tay:

  • Thường xuyên cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ.
  • Luôn chuẩn bị sẵn kẹo cao su hay bất cứ loại kẹo nào bạn thích để nhai mỗi khi thấy buồn miệng.
  • Chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc bấm móng tay nhỏ gọn treo vào chìa khóa để dễ dàng sửa móng khi móng bị gãy xước, tránh dùng răng cắn.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn hay xà phòng.
Thường xuyên rửa tay giúp giảm thiểu tác hại của việc cắn móng tay 5 Thường xuyên rửa tay giúp giảm thiểu tác hại của việc cắn móng tay

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi cắn móng tay bị gì và những tác hại nguy hiểm của việc cắn móng tay để bạn biết cách hạn chế thói quen xấu này. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin