Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng tương đối nặng và nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh lý này để phòng ngừa và ứng phó là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ.
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ sinh non khi phổi của bé chưa phát triển đầy đủ. Trẻ sinh càng sớm, nguy cơ mắc suy hô hấp càng cao. Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc gặp những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Trong giai đoạn này, tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, tim, gan, thận và phổi của trẻ sẽ hình thành và phát triển. Nếu trẻ chào đời trước 40 tuần, các cơ quan trong cơ thể có thể chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh màng trong (viết tắt là RDS) là bệnh lý phổ biến ở trẻ sinh non. Dấu hiệu nhận biết là trẻ sinh ra bị khó thở, tím tái, cần được chăm sóc đặc biệt để cấp đủ oxy. Nếu trẻ sinh non (trước thời điểm tuần thai 37) thì 2 lá phổi vẫn chưa hoàn thiện cấu trúc, chưa thể hoạt động bình thường và sẽ gây suy hô hấp ở trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, các phế nang (tức túi khí trong phổi) sẽ xẹp lại. Điều này làm phổi mất đi sự co giãn và trở nên cứng hơn. Bên cạnh đó, có những phế nang không thể kiểm soát được mức giãn nở, dẫn tới vỡ, khí bị tràn ra trung thất và màng phổi. Lúc này, dù trẻ cố gắng thở, chức năng hô hấp vẫn bị cản trở và suy yếu.
Thông thường, ngay khi mới chào đời, các triệu chứng suy hô hấp sẽ xuất hiện ngay. Tuy nhiên, đôi khi trong sau 24 giờ đầu, trẻ mới biểu hiện triệu chứng. Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị suy hô hấp gồm:
Để giúp quá trình hô hấp của trẻ diễn ra dễ dàng, các phế nang cần chứa đầy không khí. Theo cấu tạo bình thường, các tế bào ở phổi sẽ sản sinh ra một chất hoạt động bề mặt. Nhờ có chất này bao bọc, các phế nang có thể ổn định sức căng bề mặt, duy trì trạng thái mở suốt quá trình hô hấp. Khi mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, bé bị thiếu hụt chất hoạt động bề mặt, phổi không thể hoạt động bình thường, dẫn tới khó thở.
Từ tuần thai thứ 24 trở đi là thời điểm thai nhi bắt đầu tiết ra chất hoạt động bề mặt. Từ 34 - 36 tuần tuổi, phổi của thai nhi mới tích trữ đủ chất này. Vì vậy, nếu trẻ càng sinh thiếu tháng thì chất ổn định sức căng bề mặt túi khí càng ít, nguy cơ suy hô hấp sau sinh càng cao.
Không chỉ phổ biến ở trẻ sinh non, hội chứng suy hô hấp cũng xuất hiện ở trẻ có những đặc điểm sau đây:
Cha mẹ không nên xem nhẹ bệnh màng trong vì nếu không được can thiệp kịp thời, hội chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Ngay cả khi được cứu sống, nguy cơ biến chứng về sau cũng rất cao. Trẻ có thể bị mù lòa, loạn sản phế quản phổi, máu chảy vào phổi hoặc não, khí phế thũng mô kẽ, thiểu năng trí tuệ, suy thận,…
Sau khi chào đời, nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ sẽ đưa bé đến phòng chăm sóc đặc biệt ngay lập tức (NICU). Tại đây, trẻ sẽ được áp dụng những biện pháp điều trị tích cực để hạn chế tối đa di chứng và cải thiện chức năng hô hấp. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị quan trọng, được áp dụng cho hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi là biện pháp giúp các túi khí (phế nang) duy trì trạng thái mở trong suốt quá trình trao đổi khí. Phương pháp này thích hợp cho những em bé có thể tự thở được.
Nếu bị thiếu oxy, không chỉ hệ hô hấp mà toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể cũng không hoạt động bình thường được. Do đó, liệu pháp oxy thường được chỉ định để đưa oxy từ phổi đi các cơ quan khác. Trong trường hợp này, trẻ cần có sự hỗ trợ của máy thở hoặc NCPAP. Nếu trẻ bị suy hô hấp ở tình trạng nhẹ thì chưa cần dùng đến NCPAP mà chỉ cần được thở oxy là đủ.
Do trẻ sinh non thường thiếu chất hoạt động bề mặt nên bé cần được bổ sung chất này vào phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chuyên dụng để đưa chất hoạt động bề mặt vào tới phổi của trẻ. Sau đó, trẻ sẽ được cung cấp thêm oxy nhờ vào máy thở. Tần suất thực hiện liệu pháp này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Để phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên giảm đến mức tối đa tỷ lệ sinh non nhờ các biện pháp sau:
Nếu bác sĩ dự đoán mẹ bầu có thể sẽ sinh non thì hãy cân nhắc biện pháp tiêm mũi trưởng thành phổi. Loại thuốc này giúp kích thích phổi của trẻ phát triển nhanh để kịp thời sản sinh ra chất hoạt động bề mặt, ngăn ngừa hội chứng suy hô hấp cho thai nhi trước khi sinh.
Trẻ ra đời bằng phương pháp sinh mổ thường có khả năng mắc hội chứng này cao hơn so với trẻ sinh thường. Do đó, các mẹ bầu chỉ sinh mổ khi bác sĩ chỉ định chứ không nên tự đề xuất sinh theo phương pháp này.
Trên đây là những thông tin quan trọng về hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Việc nắm bắt các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hội chứng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ trước khi đón bé yêu chào đời. Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp kéo giảm tỷ lệ mắc không chỉ hội chứng suy hô hấp mà còn nhiều loại bệnh nguy hiểm khác đối với trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Hội chứng Patau: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp chẩn đoán
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.