Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cảnh giác với bệnh đau khớp háng ở trẻ em

Ngày 27/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau khớp háng không chỉ xuất hiện ở người lớn, ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp háng ở trẻ em để có phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

Bệnh xương khớp không chỉ thường gặp ở người trưởng thành, ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh này, đặc biệt là viêm khớp háng ở trẻ. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng quan trọng.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh viêm khớp háng nhất?

Viêm khớp háng ở trẻ là một trong những bệnh lý có khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của trẻ. Ở Việt Nam, bệnh viêm khớp háng thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 7 tuổi đến 14 tuổi.

Cảnh giác với bệnh đau khớp háng ở trẻ em 1

Viêm khớp háng ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thông thường, khi đến khám tại các tuyến cơ sở, bệnh viêm, đau khớp háng ở trẻ em thường bị chẩn đoán nhầm là lao khớp háng. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi đến khi phát hiện đúng thì bệnh đã ở giai đoạn quá muộn và để lại những di chứng nghiêm trọng, chỏm xương đùi đã bị tiêu hoàn toàn. Thường thì bệnh đau khớp háng ở trẻ sẽ xảy ra ở cả hai bên hoặc chỉ một bên với những biểu hiện âm thầm, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bệnh diễn biến đột ngột dẫn đến tình trạng khó phát hiện ra bệnh.

Bệnh viêm, đau khớp háng ở trẻ em có đặc điểm gì?

Đau khớp háng ở trẻ em bao gồm những tổn thương về xương khớp hoặc xương, Đây được xem là một căn bệnh lành tính tuy nhiên cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề về mặt cơ học. Đặc biệt là với những bé đang bước vào giai đoạn trưởng thành, dễ gây nguy cơ thoái hóa cột sống về sau.

Cảnh giác với bệnh đau khớp háng ở trẻ em 3

Đau khớp háng ở trẻ dễ gây nguy cơ thoái hóa cột sống về sau

Mỗi trường hợp đau khớp ở trẻ em xảy ra ở vị trí khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn bệnh đau khớp háng sẽ có tên gọi là Legg-Perthes-Calvé. Đặc điểm của bệnh này là người bệnh sẽ bị đau khớp háng kéo dài, chân bước khập khiễng, vận động khớp hạn chế ở các tư thế dạng và quay.

Tuy nhiên bệnh viêm khớp háng ở trẻ em không gây ra triệu chứng tại chỗ nào, thường thì trẻ sẽ bị nóng khớp, không sưng, sờ không thấy hạch bẹn, không ho khạc,... mà chỉ thấy khó ngồi xổm, đi lại khó khăn và khó xoay khớp háng.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị đau khớp háng?

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp háng ở trẻ. Tuy nhiên dựa vào nhiều biểu hiện của bệnh mà các bác sĩ đã xác định được lý do dẫn đến căn bệnh này như sau:

  • Trẻ đã từng bị chấn thương ở đầu gối nhiều lần, chấn thương này nếu lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến đau khớp háng ở trẻ.
  • Do virus xâm nhập và gây bệnh, trẻ nhỏ nên sức đề kháng yếu.
  • Do bị di truyền.
  • Do sụn khớp mang nhiều khuyết điểm nên không đảm bảo được các hoạt động của xương khớp.

Triệu chứng của bệnh đau khớp háng

Các bậc phụ huynh nên để ý quan sát để phát hiện ra bệnh viêm khớp háng ở trẻ qua một số biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị sốt cao: Thông thường trẻ sẽ sốt cao khi bị viêm khớp háng, tùy vào tình trạng bệnh mà cơn sốt có thể nặng hoặc nhẹ.
  • Trẻ không vận động được.
  • Trẻ bị sưng khớp.
  • Một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến như: Đi khập khiễng, rối loạn tiêu hóa, viêm tai mũi họng,..
  • Bệnh càng trở nặng thì bé sẽ có những biểu hiện đau dữ dội ở phần khớp háng. Dần dần cơn đau sẽ lan ra phần trước và xung quanh đùi cho đến khớp gối, gây trở ngại trong việc ngồi hoặc mặc quần.
  • Nếu chụp X-quang, MRI thì sẽ thấy dấu hiệu bị tràn dịch khớp và giãn khe khớp, các mô mỡ xung quanh khớp bị nén lại, đồng thời các phần mềm xung quanh cũng bị nén lại tạo thành một lớp dày quanh háng.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên đề phòng và cảnh giác với căn bệnh này khi trẻ:

  • Bị ngã chấn thương ở đầu gối.
  • Trẻ đang mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Gia đình có người đã hoặc đang bị viêm khớp háng.
  • Trẻ thừa cân, béo phì.

​​Cảnh giác với bệnh đau khớp háng ở trẻ em 2

Triệu chứng của bệnh đau khớp háng ở trẻ em

Điều trị viêm, đau khớp háng ở trẻ em

Căn bệnh này tuy cũng mang nhiều nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ phục hồi nhanh chóng. Lưu ý trong quá trình điều trị trẻ em sẽ không được hoạt động trên chân bị bệnh và hạn chế đi lại cho đến khi các tổn thương có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn.

Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng phục hồi ở chỏm xương đùi của trẻ càng cao. Ngược lại nếu phát hiện quá muộn thì chỏm xương đùi có nguy cơ bị tiêu hoàn toàn, người bệnh sẽ có xu hướng bị thoái hóa khớp.

Trong các trường hợp bệnh quá nặng và bệnh nhi không đáp ứng được phương pháp chữa trị thông thường thì bác sĩ phải chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Vậy nên tốt hơn hết là phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra thì ba mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Nên bổ sung nhiều vitamin D, canxi và omega 3 để tốt cho xương khớp của bé. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung những thức ăn giàu vitamin như rau củ, trái cây. Kết hợp với thói quen vận động và tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cũng như độ dẻo dai cho xương khớp. Cuối cùng, nên hướng dẫn cho bé dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và không nên vận động quá sức, đặc biệt là đứng hoặc ngồi lâu ở một chỗ, không nên cho trẻ lên xuống cầu thang quá nhiều vì điều này dễ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến bệnh viêm, đau khớp háng ở trẻ em mà các phụ huynh nên biết. Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có những biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời cho bé.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm