Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cắt trĩ có đau không? Nên làm gì sau khi cắt trĩ để vết thương chóng lành?

Ngày 27/06/2023
Kích thước chữ

Hậu môn là một trong những khu vực nhạy cảm của cơ thể, khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy e ngại khi phải điều trị hoặc cắt mổ trĩ. Vấn đề "cắt trĩ có đau không?" là điều mà người bệnh nào cũng băn khoăn và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn.

Cắt trĩ được đánh giá là phương pháp tối ưu và đem lại hiệu quả chữa bệnh cao. Ngày nay, phần lớn người bệnh đều chọn phương pháp này để điều trị dứt điểm căn bệnh trĩ gây ra. Thế nhưng, mọi người đề băn khoăn rằng không biết cắt trĩ có đau không?

Cắt trĩ có đau không?

Vấn đề “cắt trĩ có đau không?” được đa số người bệnh thắc mắc. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau sau khi cắt trĩ do các phương pháp mổ truyền thống thường cắt ở gần mép hậu môn, khi lấy trĩ ra ngoài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau. Vết thương này thường lâu lành vì hậu môn là khu vực nhạy cảm, hay chịu tác động do người bệnh phải đi đại tiện sau phẫu thuật.

Cắt trĩ có đau không? Nên làm gì sau khi cắt trĩ để vết thương chóng lành? 1
Thực hiện những phương pháp cắt trĩ hiện đại sẽ giúp người bệnh giảm bớt được cơn đau

Tuy nhiên, cơn đau do cắt trĩ đã được khắc phục bằng cách sử dụng những phương pháp hiện đại hơn. Tiêu biểu nhất là phương pháp Longo, có thể khắc phục được phần lớn các nhược điểm so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, phương pháp này còn phù hợp với những đối tượng như bị huyết áp cao, tiểu đường, đa búi trĩ,...

Cắt trĩ bao lâu thì lành?

Thực tế, đối với câu hỏi này thì rất khó để đưa ra một khoảng thời gian chính xác, bởi mỗi người bệnh khác nhau sẽ có một thời gian phục hồi bệnh khác nhau.

Đối với những người có sức đề kháng tốt, sức khỏe hệ miễn dịch ổn định và thuộc nhóm da lành thì tình trạng bệnh sẽ được phục hồi nhanh hơn. Ngược lại, đối với những người có sức khỏe kém, thuộc nhóm da dữ thì sẽ có thời gian phục hồi vết thương lâu hơn.

Ngoài ra, phương pháp cắt trĩ mà người bệnh lựa chọn thực hiện cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương. Đối với những người chọn tiểu phẫu cắt trĩ truyền thống, thông thường sẽ có thời gian lành vết thương từ 30 - 50 ngày. Còn với những người lựa chọn thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp hiện đại, đồng thời có sức khỏe tốt thì thời gian phục hồi sẽ từ 2 - 3 tuần.

Để sau khi phẫu thuật sức khỏe được phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Đồng thời, người bệnh nên tuân thủ theo mọi hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật.

Nên làm gì sau cắt trĩ để bớt đau và chóng lành?

Dùng thuốc giảm đau

Sau khi thực hiện cắt trĩ và xuất viện, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc mềm phân, nhuận tràng để người bệnh không cảm thấy đau khi đi vệ sinh.
Cắt trĩ có đau không? Nên làm gì sau khi cắt trĩ để vết thương chóng lành? 3
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau mà bác sĩ kê đơn cho

Đối với những loại thuốc này, người bệnh nên sử dụng đều đặn trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Chỉ được sử dụng những loại thuốc mà bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau cắt trĩ có đau không còn phải phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh. Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ làm giảm bớt áp lực lên vùng hậu môn, hạn chế tác động mạnh tới vết thương. Những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên ăn đồ lỏng như súp, cháo,...

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung và tăng cường những loại thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin thiết yếu khác. Đồng thời, người bệnh cũng nên uống nhiều nước từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình hệ tiêu hóa tốt hơn.

Cắt trĩ có đau không? Nên làm gì sau khi cắt trĩ để vết thương chóng lành? 4
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng

Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống này sau 1 tuần phẫu thuật. Trong khoảng thời gian này, chế độ ăn uống như vậy sẽ giúp cho người bệnh được tiêu hóa dễ dàng và làm suy giảm đau đớn khi đi vệ sinh.

Tuy nhiên, nếu như người bệnh vẫn cảm thấy bị đau đớn quá mức khi đi đại tiện, đi ra phân rắn,... thì nên đến cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ, từ đó xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân để cải thiện vấn đề.

Một số mẹo giảm đau khác

Tuy phương pháp hiện đại sẽ giúp cho vấn đề cắt trĩ có đau không được giảm đau và vết thương chóng lành, nhưng bệnh nhân vẫn không thể tránh khỏi những cơn đau do di chuyển và sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi vận động quá mức hoặc ngồi xổm. Để khắc phục những hiện tượng này, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo nhỏ như:

  • Chỉ nên tắm bồn khi vết thương đã lành hơn, không nên tắm bồn quá lâu. Khi tắm có thể pha nước ấm sạch cùng với ít muối để ngâm cơ thể. Có thể tắm bồn hằng ngày để làm suy giảm cơn đau ở vùng hậu môn.
  • Khi thấy có cơn đau xảy ra, người bệnh có thể sử dụng khăn ấm để chườm ở vùng hậu môn nhằm suy giảm cơn đau.
  • Ngâm mông ở trong nước ấm sau khi đi vệ sinh để khắc phục cơn đau xuất hiện. Người bệnh nên ngâm bằng nước ấm sạch pha cùng một ít muối, không nên sử dụng cùng với các dung dịch hóa học khác.
  • Sử dụng gel bôi trĩ Hemoclin để làm suy giảm các triệu chứng đau đớn do bệnh trĩ gây ra.
Cắt trĩ có đau không? Nên làm gì sau khi cắt trĩ để vết thương chóng lành? 5
Sử dụng gel bôi trĩ Hemoclin để hạn chế các cơn đau cho trĩ gây ra

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề “Cắt trĩ có đau không?” cũng như phương pháp điều trị bệnh trĩ. Hiện nay, đa số các cơ sở y tế đều lựa chọn sử dụng phương pháp cắt trĩ ít đau, chóng lành vết thương nên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó nên chủ động đi thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé.

Xem thêm: Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Yếu tố nào quyết định đến chi phí cắt trĩ?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.