Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai thường được chỉ định trong các trường hợp: U tuyến mang tai, viêm tuyến mang tai do sỏi... Tuyến mang tai có sự liên kết với dây thần kinh số VII, vì vậy khi phẫu thuật cần phải thật sự cẩn trọng.
Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất cơ thể nằm ngoài vùng mặt, gần với góc hàm ở mỗi bên. Khi bị u tuyến nước bọt, u tuyến mang tai… thì cần phải thực hiện phẫu thuật cắt tuyến mang tai. Tuy nhiên, tuyến mang tai lại có sự liên kết với dây thần kinh số VII, vì vậy việc phẫu thuật cần phải được đảm bảo và cần bảo tồn dây thần kinh này.
Tuyến nước bọt gồm có 3 cặp tuyến lớn: 2 tuyến nước bọt mang tai, 2 tuyến nước bọt dưới lưỡi, 2 tuyến nước bọt dưới hàm và nhiều tuyến phụ khác. Tuyến mang tai là một trong những tuyến nước bọt chính của cơ thể, vì vậy khi tuyến này gặp vấn đề sẽ gây nhiều ảnh hưởng khác.
Những tổn thương tuyến mang tai thường gặp như: Dạng viêm, dạng sỏi (vôi hóa tuyến nước bọt), u tuyến mang tai sẽ không hiệu quả nếu điều trị nội khoa. Những trường hợp này nên thực hiện phẫu thuật để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai được xem là phẫu thuật khó, rất có nguy cơ tổn thương các vùng và thành phần lân cận, nhất là dây thần kinh số VII. Nguyên nhân là do tuyến mang tai có quan hệ mật thiết với dây thần kinh số VII, tĩnh mạch cảnh ngoài, nhánh tận của động mạch cảnh ngoài. Những cuộc phẫu thuật liên quan đến cắt tuyến mang tai, tuyến nước bọt luôn được bác sĩ thực hiện cẩn trọng.
Dây thần kinh số VII chi phối vận động của khuôn mặt, có chức năng liên quan đến cảm giác, vị giác và vận động. Mà tuyến mang tai lại có sự liên kết với dây thần kinh số VII, nếu phẫu thuật không cẩn trọng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Mặt khác, khi thực hiện các cuộc phẫu thuật cắt tuyến mang tai, việc bảo tồn dây thần kinh số VII là rất quan trọng. Dây thần kinh số VII thường được bảo tồn khi chưa có dấu hiệu tổn thương, với trường hợp đã tổn thương thì có thể lựa chọn không bảo tồn dây thần kinh số VII.
Tuyến mang tai khi bị u, viêm hoặc sỏi sẽ được điều trị như thế nào? Phẫu thuật liệu có an toàn không?
Việc thực hiện phẫu thuật tuyến mang tai được chỉ định với những trường hợp sau:
Bên cạnh đó, phẫu thuật thường chống chỉ định với:
Sau khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u trên tuyến mang tai, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận.
Khi bạn bị viêm tuyến nước bọt, vôi hóa tuyến nước bọt hay u tuyến nước bọt mà không thực hiện phẫu thuật có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng như:
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai là một dạng phẫu thuật khó vì phải bảo tồn dây thần kinh số VII. Tuy nhiên, với những trường hợp có dấu hiệu nặng mà không thực hiện phẫu thuật có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Khi phát hiện bị viêm tuyến nước bọt, vôi hóa hoặc u tuyến nước bọt thì bạn nên thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên là những thông tin về phẫu thuật cắt tuyến mang tai mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.