Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các khớp và xương kết nối bàn chân và cẳng chân có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lực cơ thể và đảm nhận chức năng vận động của chi dưới. Một trong số đó chính là xương mắt cá chân. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin về mắt cá chân có tác dụng gì?
Mắt cá chân là một bộ phận thuộc hệ thống xương, khớp kết nối cẳng chân và bàn chân. Mắt cá chân có cấu trúc đặc biệt và chức chăng riêng biệt. Bất cứ vấn đề bất thường nào xảy ra ở mắt cá chân đều có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của chi dưới và khả năng nâng đỡ cơ thể. Cùng tìm hiểu xem mắt cá chân có tác dụng gì và đâu là vấn đề thường gặp ở mắt cá chân để biết cách bảo vệ, chăm sóc cho bộ phận quan trọng này.
Trong ngôn ngữ đời thường, mắt cá chân là từ đề cập đến vùng xương nhô ra ở cổ chân. Nhưng trong lĩnh vực y học, nhắc đến mắt cá chân có nghĩa là đang đề cập đến phần nối giữa cẳng chân và bàn chân, nó bao gồm cả vùng cổ chân. Khớp mắt cá chân là một bộ phận phức tạp trong hệ thống xương khớp của chi dưới. Đây là một khớp lớn, được tạo thành từ 3 xương gồm:
Các xương này được nối bởi khớp cổ chân hay khớp sên - cẳng chân. Khớp cổ chân là khớp hoạt dịch mang tính bản lề, liên kết đầu dưới xương chày, xương mác và xương sên.
Mắt cá chân gồm có mắt cá chân ngoài và mắt cá chân trong. Trong đó:
Với cấu tạo phức tạp như trên thì mắt cá chân có tác dụng gì? Mắt cá chân có khả năng chịu trọng lượng lớn nên có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn xuống chân. Mắt cá chân cũng có vai trò cực quan trọng trong việc đảm nhận chức năng vận động, di chuyển cũng như khả năng chịu lực của cá chi dưới.
Phần kết nối cẳng chân và bàn chân là mắt cá chân. Chính hệ thống các dây chằng, khớp, xương phức tạp ở vùng mắt cá chân giúp bàn chân của chúng ta có thể cử động, di chuyển một cách linh hoạt, thực hiện nhiều chuyển động khó. Mắt cá chân giúp đảm bảo các cử động quay sấp như: Vặn ngoài, dạng mu bàn chân, gập mu bàn chân. Các cử động quay ngửa như khép và gập lòng bàn chân, vận động gót vặn trong.
Khớp mắt cá chân cũng giúp chúng ta thực hiện các chuyển động lên xuống của bàn chân một cách thuận lợi. Khớp dưới sụn nằm bên dưới khớp mắt cá chân và giúp bàn chân có thể chuyển động từ bên này sang bên kia. Các dây chằng có kết cấu bằng mô dai có thể di chuyển bao quanh khớp dưới sụn và mắt cá chân sẽ liên kết các xương chân với nhau và liên kết chúng với xương bàn chân.
Vì có vai trò vô cùng quan trọng nên những bất thường xảy ra với mắt cá chân có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể của cẳng chân, bàn chân. Một số vấn đề thường gặp ở mắt cá chân như:
Mắt cá chân có tác dụng gì và các bất thường nào có thể xảy ra với mắt cá chân đến đây bạn đã biết. Vậy làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra, đánh giá tình trạng mắt cá chân? Một số kỹ thuật chẩn đoán thường được áp dụng để khám mắt cá chân như:
Mắt cá chân quan trọng nhưng lại ở vị trí dễ bị tổn thương. Để bảo vệ mắt cá chân, bạn cần lưu ý những điều sau:
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo mắt cá chân cũng như giải đáp được thắc mắc: Mắt cá chân có tác dụng gì? Hãy chăm sóc thật tốt cho mắt cá chân của mình để chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể của bàn chân không bao giờ bị ảnh hưởng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.