Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây huyết dụ lá nhỏ thường dùng để trồng làm cảnh nhưng ít ai biết rằng loại cây này còn được xem là loại thuốc quý. Trong dân gian, lá cây huyết dụ lá nhỏ dùng làm nhiều bài thuốc chữa ho hiệu quả. Ngoài ra, cây huyết dụ còn có công dụng chữa trị rất nhiều loại bệnh khác.
Cây huyết dụ lá nhỏ thường được trồng với niềm tin mang lại sự may mắn trong phong thuỷ. Bên cạnh đó, lá của cây huyết dụ còn dùng để chữa ho và các bệnh đau nhức xương khớp khác, chảy máu cam, bệnh trĩ,... Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây huyết dụ hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây huyết dụ lá nhỏ thuộc họ huyết dụ, có tên khoa học là Cordyline terminalis kanth. Là loại cây thân thảo, thân nhỏ mảnh mọc tập trung thành từng đám nhưng không phân cành.
Lá cây mọc tập trung thành từng chùm ở phần ngọn phiến lá dài đầu thuôn nhọn. Kích thước là có chiều dài từ 20 - 50 cm, rộng khoảng 5 - 10cm. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 12 năm nay đến tháng 1 năm sau, hoa mọc thành nhiều chùm nhỏ, hoa màu trắng hai bên màu tía đỏ.
Ngày nay, cây huyết dụ thường dùng để chưng kiểng nên kích thước cây và lá vừa phải. Lá cây thường có màu đỏ và xanh. Nhưng đây chỉ là đặc điểm khác nhau của lá còn cả 2 loại lá này đều dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhưng theo một số tài liệu nghiên cứu, lá cây huyết dụ đỏ có dược chất tốt hơn, sử dụng phổ biến hơn.
Người ta thường dùng lá của cây huyết dụ để làm thuốc chữa trị bệnh. Bạn có thể thu hoạch bất cứ khi nào, chỉ cần canh phần lá phát triển tới mức trưởng thành và hái chúng. Nhiều bài thuốc áp dụng công thức dùng lá tươi có bài dùng lá khô. Thế nên, cứ để lá tươi ở cây và dùng dần hoặc quá nhiều thì phơi khô dự trữ phòng trường hợp cần thiết.
Cây huyết dụ được đánh giá là loại dược liệu có tính bình, vị hơi ngọt mang lại công dụng điều trị bệnh lý bao gồm lao phổi có ho thổ huyết, ho gà ở trẻ em. Các bệnh liên quan đến máu như rong kinh, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, viêm ruột, chấn thương bị sưng, phong thấp,...
Tuỳ mỗi bệnh lý và tình trạng bệnh mà sử dụng liều dược liệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây để chữa trị cho mình:
Lá huyết dụ tươi là phương pháp trị ho phổ biến được ông bà áp dụng từ xa xưa. Chỉ với một vài lá huyết dụ uống trong khoảng vài ngày tình trạng ho sẽ thuyên giảm đi rất nhiều, thậm chí là hết hẳn mà không cần phải lạm dụng thuốc kháng sinh.
Rong kinh, rong huyết
Dùng 20g lá huyết dụ tươi, 10grễ cỏ tranh, thái nhỏ khoảng 8g rễ gừng, 10g đài tồn tại của quả mướp 10g. Đem tất cả đi sắc với 400ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml. Chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày, uống liên tục từ 2 – 3 tuần.
Kinh nguyệt không đều
Dùng khoảng 30g lá huyết dụ tươi (chọn lá đã già), 30g vỏ rễ cây dâm bụt sắc nước uống. Hãy cứ uống liên tục cho đến khi nào thấy kinh nguyệt đã đều hơn thì ngưng lại.
Bạch đới, khí hư
Dùng 40g lá huyết dụ tươi,20g lá thuốc bỏng, 20g bạch đồng nữ sắc nước uống hằng ngày khí hư sẽ giảm bớt nhanh chóng.
Sốt xuất huyết
Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bá sao đen, 20g cỏ nhọ nồi sắc nước uống hằng ngày. Mỗi lần sắc chia ra thành 2 - 3 lần uống, uống liên tục trong khoảng vài ngày tình trạng sốt xuất huyết sẽ hết.
Qua bài viết Long Châu đã chia sẻ đến bạn một số bài thuốc từ cây huyết dụ lá nhỏ - loại cây được trồng làm kiểng ngay tại vườn nhà. Bạn có thể áp dụng những bài thuốc này để chữa trị bệnh. Tuy nhiên đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có bệnh nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Báo Lao Động
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.