Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu ho ra máu là bệnh gì?

Ngày 01/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho ra máu là bệnh thường gặp ở các khoa cấp cứu và khoa hô hấp. Vậy dấu hiệu ho ra máu là bệnh gì?

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ hạ họng khi ho. Khi gặp triệu chứng này, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần xác định xem có thực sự đang ho ra máu hay nôn ra máu, hoặc chảy máu từ đường hô hấp trên hay không. Do đây là biểu hiện bệnh nguy hiểm nên bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu và chẩn đoán kịp thời.

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ hạ họng khi ho Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ hạ họng khi ho

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu thực chất là nôn ra máu khi ho, máu thường có bọt và có màu đỏ tươi. Các triệu chứng thường xảy ra trước cơn ho như nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa ở cổ, lượng ho ra máu giảm đến hết.

Đối với hiện tượng ho ra máu, bạn cần phân biệt với:

  • Mũi họng khạc ra máu: Máu khạc ra dễ dàng mà không phải do ho, kèm theo các biểu hiện dễ phát hiện ra như chảy máu cam, viêm nướu răng, polyp mũi.
  • Ói ra máu: Tình trạng ói ra máu thường lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi ói thường có biểu hiện đau bụng, hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa trước đó như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, phải dùng thuốc giảm đau lâu ngày.

Để biết chính xác ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị.

Ho ra máu là bệnh gì?

Lao phổi là nguyên nhân thường gặp nhất

Ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Các triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm ho có đờm kéo dài hơn 2 tuần, kèm theo ho ra máu tươi hoặc đờm có máu có thể ít hoặc nhiều, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi và sốt nhẹ ở buổi chiều, đổ mồ hôi ban đêm, đau tức ngực và trong trường hợp nặng có thể gây khó thở.

Bệnh dễ lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế để được chụp X quang phổi và xét nghiệm đờm.

Giãn phế quản

Giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc do nhiễm trùng phổi mãn tính như áp xe phổi, viêm phổi. Đây cũng là một trong những bệnh khiến bạn ho ra máu. Các triệu chứng của bệnh bao gồm ho ra một lượng máu nhỏ, khoảng một thìa cà phê, tự ngừng trong vòng 3 đến 5 ngày, tái phát nhiều đợt hoặc ho ra máu hơn 100 ml và có thể dẫn đến tử vong.

Giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc do nhiễm trùng phổi mãn tính Giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc do nhiễm trùng phổi mãn tính

Khám lâm sàng để chẩn đoán cần phải chụp X quang phổi và CT ngực cản quang. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ thùy bị giãn hoặc thuyên tắc mạch máu.

Ung thư phổi

Đây là một bệnh ác tính mà tiến triển thường âm ỉ, ít triệu chứng ban đầu và thường xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng. Ở giai đoạn nặng của bệnh, các triệu chứng như ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường ở mức độ nhẹ.

Bệnh được chẩn đoán bằng chụp X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản và sinh thiết khối u.

Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp có thể do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, nấm phổi. Các triệu chứng gợi ý thường là sốt, ho có đờm mủ và đau ngực kiểu màng phổi, nghĩa là tức ngực khi ho, thở sâu và thay đổi tư thế.

Các xét nghiệm lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bao gồm xét nghiệm máu, chụp X quang và có thể CT ngực để giúp xác định nguyên nhân và loại trừ ung thư hoặc giãn phế quản, xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn và giúp loại trừ bệnh lao.

Cần làm gì khi ho ra máu?

Ngoài việc biết ho nôn ra máu là bệnh gì, tùy theo tình trạng ho ra máu, bệnh nhân cần có những cách điều trị khác nhau.

Ho ra máu nhẹ

Ho ra máu nhẹ với lượng máu dưới 50ml mỗi ngày. Máu khi ho ra chỉ là những vệt nước bọt trộn lẫn máu hoặc chỉ là một vài ngụm máu. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng thuốc để cầm máu, giảm ho, giảm vận động, ăn lỏng như sữa, súp hoặc nửa lỏng như cháo, mì, miến, phở,...

Trong trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu người bệnh cầm máu được sau đó tình trạng ổn định thì vẫn cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và tiến hành điều trị triệt để.

Ho ra máu trung bình

Nếu bạn ho ra 50 đến 200 ml máu mỗi ngày, bạn cần đến bệnh viện để điều trị.

Ho ra nhiều máu

Nếu lượng máu ho ra nhiều hơn 200ml mỗi ngày, sẽ phải điều trị và theo dõi kéo dài tại bệnh viện. Có thể phải truyền máu khi bệnh nhân mất quá nhiều máu.

Nếu lượng máu ho ra nhiều hơn 200ml mỗi ngày, sẽ phải điều trị và theo dõi kéo dài tại bệnh viện Nếu lượng máu ho ra nhiều hơn 200ml mỗi ngày, sẽ phải điều trị và theo dõi kéo dài tại bệnh viện

Các biện pháp can thiệp giúp chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Nội soi phế quản ống mềm

Kiểm soát đường thở được hỗ trợ bằng cách đưa ống nội soi vào nơi chảy máu hoặc đặt nội khí quản ở bên lành, cầm máu bằng điện cao tần, thuyên tắc động mạch phế quản, nhét gạc có tẩm thuốc cầm máu. Nếu máu vẫn chảy và không xác định được điểm chảy máu, nội khí quản Carlen 2 nòng có thể được đặt để cô lập bên đang chảy máu và phổi lành được thông khí.

Ngoài ra, ống thông Fogarty có thể được đưa vào qua ống nội soi phế quản để chặn tạm thời tại vị trí chảy máu. Nếu máu chảy nhiều phải đặt nội khí quản và chụp động mạch phế quản.

Chỉ định phẫu thuật khẩn cấp

Phẫu thuật được chỉ định khi không có điều kiện chụp động mạch phế quản gây tắc nghẽn, xuất huyết ồ ạt một bên phổi, ho ra máu nặng gây tắc động mạch phế quản, ho ra máu nặng ảnh hưởng đến huyết động và dẫn đến suy hô hấp cấp.

Phẫu thuật được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị ung thư phổi không thể tiến hành phẫu thuật hoặc những người có chức năng hô hấp quá kém.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ho ra máu là bệnh gì? Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn là bệnh đường hô hấp. Khi bị ho ra máu, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm