Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây thuốc giấu là loại thuốc được trồng nhiều và phổ biến ở vùng Bắc Mỹ, Trung Mỹ. Với nhiều tác dụng chữa bệnh, hiện nay, cây thuốc giấu đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Tác dụng chính của cây thuốc giấu là ứ tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,... nên được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị mụn nhọt, lở loét, cầm máu,... Để tìm hiểu sâu hơn về cây thuốc giấu, mời bạn theo dõi bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu.
Trước khi khám phá những công dụng của cây thuốc giấu, bạn cũng nên hiểu hơn về bản chất của cây thuốc giấu. Cây thuốc giấu có tên khoa học là Euphorbia tithymaloides, ngoài tên thuốc giấu, loài cây này còn được gọi là hồng tước san hô, dương san hô và được biết đến là thảo dược tốt cho sức khỏe.
Hình ảnh cây thuốc giấu
Đặc điểm hình thái cây thuốc giấu là giống cây mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng 1m. Toàn thân cây thuốc giấu có chứa chất mủ trắng như sữa. Cành cây thuốc giấu đặc biệt ở điểm không mọc thẳng mà thường vặn vẹo, có những cây thuốc giấu có cành lá quấn chặt lấy nhau.
Cây thuốc giấu có hoa màu đỏ, chỉ mọc ở ngọn và nở vào độ tháng 4 - 5 hoặc tháng 8 - 9 tùy khí hậu và đặc thù nơi trồng. Hoa cây thuốc giấu mọc xen kẽ và đối xứng nhau tạo thành cành hoa đỏ rực đẹp mắt. Nói về đặc điểm của cây thuốc giấu có rất nhiều, có thể kể đến như thân lá có lông, lá rộng, hẹp,...
Nguồn gốc của cây thuốc giấu ở đâu? Cây thuốc giấu trước đây được tìm thấy nhiều ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và một số vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam ta, cây thuốc giấu hiện nay cũng được trồng nhiều để làm thuốc hoặc làm cảnh. Loài cây này thích hợp sống với khí hậu Việt Nam nên sinh trưởng tốt.
Cây thuốc giấu mọc tốt, sinh trưởng nhanh ở vùng đất cát, có khả năng thoát nước tốt và nhiều chất dinh dưỡng. Thuốc giấu không cần nhiều nước để sinh trưởng nên đất xốp, tơi, thoát nước nhanh thích hợp để trồng cây thuốc giấu. Ngoài ra, loài cây này cũng cần những chất dinh dưỡng như đồng, bo, mangan, kẽm,... để sinh trưởng khỏe mạnh.
Cây thuốc giấu trong Đông y có vị chua, tính hàn, có độc toàn thân. Vì đặc tính độc nên khi sử dụng cây thuốc giấu để điều trị bệnh cần hết sức cẩn thận, tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn và uống đúng liều lượng, đúng cách.
Cây thuốc giấu đặc tính thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng và chỉ huyết sinh cơ nên được sử dụng nhiều làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là tình trạng chấn thương do té ngã, ngoại thương, chảy máu nhiều, mụn nhọt, lở loét, ngứa ngáy hoặc những nốt cắn của côn trùng trên cơ thể.
Bên cạnh đó, công dụng của cây thuốc giấu còn được dùng để hỗ trợ điều trị viêm kết mạc mắt hoặc khi da viêm nhiễm có mủ. Lá cây thuốc giấu tươi còn được dùng để đắp trực tiếp lên vết thương hoặc nghiền nhuyễn để bôi, đắp vào nơi tổn thương. Đối với lá cây thuốc giấu khô thường được sao vàng để đun nước, hãm trà uống.
Cây thuốc giấu được dùng trong điều trị bệnh viêm kết mạc, côn trùng cắn,...
Theo Đông y, cây thuốc giấu được sử dụng để điều trị những chứng bệnh như:
Tùy vào từng tình trạng bệnh lý, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đối tượng sử dụng cây thuốc giấu mà loại thuốc này được sử dụng theo những cách khác nhau, phổ biến nhất là:
Thực tế, cây thuốc giấu có thể sử dụng toàn thân để làm thuốc chữa bệnh. Tùy vào liều dùng, bài thuốc cụ thể mà những bộ phận cụ thể của cây thuốc giấu được sử dụng. Để dùng được cây thuốc giấu, bạn cần liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để được thăm khám, tư vấn và kê đơn thuốc cụ thể. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng cây thuốc giấu mà không qua khám chữa của bác sĩ.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần phân biệt rõ ràng 2 loại cây là “cây thuốc giấu” và “cây thuốc dấu”. Nghe có vẻ giống nhau nhưng thực tế đây lại là 2 loại cây hoàn toàn khác biệt, hiệu quả chữa trị, đặc tính cũng có sự khác biệt. Xét về đặc điểm hình thái, đặc tính chữa bệnh cũng như tác dụng, cây thuốc giấu và cây thuốc dấu hoàn toàn khác nhau.
Nếu sử dụng sai vị thuốc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, nghiêm trọng hơn là tình trạng ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, phân biệt cây thuốc giấu và thuốc dấu, ghi nhớ lưu ý khi sử dụng cây thuốc giấu là điều hết sức cần thiết.
Thuốc giấu có hoa màu đỏ đẹp nên được trồng nhiều làm cây cảnh
Cây thuốc dấu có rất nhiều loại, thường thấy nhất như cây thuốc cà doong, thuốc dấu Kunth,... Thuốc dấu thường xuất hiện ở những nước Bắc Mỹ, Trung Mỹ hoặc một số nước Châu Á. Tại Việt Nam, cây thuốc dấu thường được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc trồng làm cây cảnh.
Đặc điểm của cây thuốc giấu có một số khác biệt so với cây thuốc dấu. Thuốc giấu sở dĩ có tên gọi như vậy là do người dân địa phương đặt, ý muốn ám chỉ đến mức độ quý hiếm của loại thuốc này. Giấu ở đây có nghĩa là giấu đi, cất đi dùng dần. Một loại cây thuốc giấu phổ biến nhất tại Việt Nam là sâm Ngọc Linh. Đây là dược liệu quý nên cũng được đặt tên là cây thuốc giấu.
Khi sử dụng cây thuốc giấu để điều trị bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Trường hợp uống cây thuốc giấu như một loại thuốc hỗ trợ trị bệnh, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám định kỳ, uống đúng, đủ liều lượng được kê đơn.
Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái, công dụng, tính năng cũng như lưu ý về cây thuốc giấu. Khi bị bệnh hoặc có triệu chứng bệnh, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, uống thuốc theo đơn thuốc được bác sĩ kê, tuyệt đối không dùng cây thuốc giấu thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem thêm:
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.