Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các yếu tố gây chậm lành vết thương trong điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tổn thương da và gây nên các tác dụng phụ cho việc chăm sóc hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư thường có thể dẫn đến việc làm chậm lành vết thương hay vết thương khó lành. Hiểu được các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến tổn thương da và làm khó lành vết thương giúp gia đình sẵn sàng thận trong tránh tác dụng phụ có thể xảy ra và chuẩn bị tốt hơn cho việc chăm sóc hỗ trợ điều trị.
Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành trở lại. Trong thời gian bị ung thư, việc chậm lành vết thương có thể xảy ra do những thay đổi trên da, tế bào máu, mạch máu và hệ thống miễn dịch.
Các vết thương trong điều trị ung thư bao gồm vết mổ, vết loét áp lực, vết cắt vị trí đặt các dụng cụ như ống cho ăn hoặc đường tĩnh mạch trung tâm. Các vết thương lành chậm có thể gây đau và khó chịu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí trì hoãn quá trình điều trị ung thư.
Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến cơ chế làm lành vết thương của tế bào trên da:
Vết thương tự lành lại theo cơ chế tự tái tạo mô mới của cơ thể trải qua 4 giai đoạn:
Da thường có khả năng tự phục hồi tuy nhiên, vùng da lành sau khi bị tổn thương hoặc vùng da bị sẹo sẽ không có đủ sức mạnh như vùng da chưa bao giờ bị tổn thương.
Hóa trị có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ ảnh hưởng đến da và khả năng chữa lành vết thương. Bao gồm:
Tác dụng của hóa trị liệu đối với việc lành vết thương phụ thuộc vào một số yếu tố như liều lượng, tần suất, thời gian truyền thuốc và thời gian điều trị. Cũng có thể có thêm nhiều tác dụng phụ hơn nếu sử dụng nhiều loại thuốc.
Xạ trị cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương, đặc biệt nếu vết thương ở gần khu vực điều trị. Hiệu ứng bức xạ trên da bao gồm:
Nói chung, liều phóng xạ cao hơn hoặc thường xuyên hơn có thể dẫn đến chậm lành vết thương.
Các phương pháp điều trị ung thư khác, như liệu pháp điều trị đích và liệu pháp miễn dịch, cũng có thể ảnh hưởng đến việc lành da và vết thương.
Mục tiêu chính của chăm sóc vết thương là giữ sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng và nuôi dưỡng làn da để nó tái tạo và chữa lành. Chăm sóc vết thương có thể bao gồm:
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác để hỗ trợ chữa lành vết thương. Các thủ thuật phổ biến bao gồm bóc tách vết thương để loại bỏ mô chết, phẫu thuật sửa chữa hoặc đóng vết thương và điều trị vết thương áp lực âm. Nhân viên y tế sẽ thảo luận về các lựa chọn dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân.
Xem thêm: Chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư đa u tủy xương sau điều trị
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.