Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc xác định các giai đoạn của bệnh cũng như các phương pháp điều trị sẽ giúp hầu hết những người mắc bệnh kiểm soát triệu chứng và có chất lượng cuộc sống tốt, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác.

Căn bệnh này diễn ra âm thầm, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để điều trị và làm chậm tiến trình bệnh. 

Các giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi tắt với cái tên COPD, bệnh này liên quan đến viêm phế quản mãn tính và bệnh khí thũng. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh này là do hút thuốc lá. 

COPD có 4 giai đoạn, qua mỗi giai đoạn đường thở của bạn càng hẹp dần, làm giảm khả năng lưu thông khí, kèm theo các triệu chứng như ho mãn tính và tăng tiết đờm.

Để phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên hầu hết đều được phân loại dựa trên chỉ số đánh giá chức năng phổi là FEV1, đây là thể tích thở ra trong 1 giây đầu tiên. Khi bệnh nhân rơi vào giai đoạn càng nặng thì bệnh nhân càng khó thở. 

Theo tổ chức toàn cầu về bệnh COPD, các chỉ tiêu của từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn nhẹ, FEV1 của bạn thường dao động trong khoảng bằng hoặc lớn hơn 80%. Ở giai đoạn này thường sẽ không có triệu chứng mãn tính như tăng tiết đờm, khó thở, ho mãn tính.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn vừa, FEV1 dao động từ 50% đến 79%, có thể không hoặc có một số triệu chứng mãn tính.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng, EFV1 dao động từ 30% - 49%, có thể không hoặc có triệu chứng mãn tính.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn trầm trọng, gọi là giai đoạn cuối của bệnh, xảy ra khi FEV1 của bạn thấp hơn 30%.

Để xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, các bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ sử dụng phương pháp đo chức năng thông khí phổi để xác định tình trạng bệnh. Các biện pháp điều không có khả năng chữa trị hoàn toàn bệnh mà chúng chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3 1

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi tắt với cái tên COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 sẽ sống được bao lâu?

Khi một bệnh nhân rơi vào giai đoạn 3, hay còn gọi là giai đoạn nặng, có chỉ số FEV1 dao động trong mức 30% - 49% trị số lý thuyết sau khi kiểm tra hồi phục phế quản. 

Ở giai đoạn này, luồng khí lưu thông ra vào phổi bị hạn chế. Vì thế, tình trạng khó thở sẽ nặng hơn dù bạn đang hoạt động nhẹ, thường xuyên có các đợt cấp và gây mệt mỏi. Khi đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Theo một nghiên cứu cho thấy, một bệnh nhân nam ở độ tuổi 65, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn 3, vẫn còn hút thuốc sẽ làm giảm bớt 5,8 năm tuổi thọ. Người bệnh lúc này phải thường xuyên theo dõi các chức năng phổi và cùng các bác sĩ chuyên khoa đánh giá, đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. 

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3 2

Tuổi thọ của bệnh nhân ở giai đoạn 3 giảm bớt 5,8 năm tuổi thọ

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3

Hỗ trợ dinh dưỡng

Cần phải điều chỉnh chế độ ăn và khả năng dùng thuốc:

  • Chế độ ăn: Cần phải tính toán và xác định nhu cầu năng lượng cơ bản và cần thiết cho mỗi đối tượng, nam là 24 kcal/kg/24h, nữ là 22 kcal/kg/24h, cần phân bố khẩu phần ăn theo tỷ lệ đạm 1g/kg/ngày; tỷ lệ béo 20 – 30 % và tỷ lệ carbohydrate: 40 – 50 % so với tổng năng lượng hàng ngày. Nên dùng khẩu phần giàu chất béo ở những bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3 có tăng thán khí trong máu với paCO2 > 50mmHg.
  • Dùng thuốc: Cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp dùng steroids với tập vận động, uống hoặc tiêm bắp.

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3 3

Chế độ ăn của bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3

Hỗ trợ tâm

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thường đi kèm với trạng thái âu lo, trầm cảm, rối loạn tâm trí, tâm thần nhưng thường không được nhận biết và có phương pháp điều trị đúng mực, thường kèm theo tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Các bệnh lý tâm thần kinh có sẵn cũng thường làm cho các rối loạn tâm lý nặng nề hơn.

Đánh giá, tầm soát tình trạng tâm lý xã hội bằng các bảng câu hỏi tầm soát và nhận biết các trạng thái tâm lý của bệnh nhân như sợ hãi, lo lắng, giận dữ, bất chấp, buồn phiền, sầu khổ, vô dụng, tự cô lập, thất vọng…

Đối với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm lý trung bình và nặng cần phải điều trị chuyên khoa. Các bệnh nhân nên được tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn các kỹ năng đối phó với stress như tập thư giãn, thả lỏng cơ, yoga…

Điều trị giảm nhẹ khó thở

Khó thở là một triệu chứng khó điều trị, chiếm tỷ lệ 50% đối với bệnh nhân ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khiến cho người bệnh tàn phế. Bên cạnh các thuốc giãn phế quản kinh điển có thể giúp điều trị giảm nhẹ hoặc xoa dịu khó thở.

Sử dụng phương pháp oxy liệu pháp sẽ giúp giảm khó thở, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với phương pháp thở máy không xâm nhập áp lực dương tại nhà được chỉ định cho bệnh nhân tăng CO2 máu mạn tính (paCO2 > 52 mmHg) có thể giúp cải thiện thời gian sống còn.

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3 4

Giải pháp điều trị, giảm nhẹ tình trạng khó thở

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân mắc bệnh rõ ràng và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Phần lớn đều liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá, do đó hãy ngừng hút thuốc lá ngay bây giờ để ngăn ngừa bệnh bạn nhé. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin