Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chán ăn, trong đó nguyên nhân xuất phát từ một số căn bệnh nguy hiểm là đáng lưu ý nhất. Nếu không điều trị kịp thời, chán ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về bệnh chán ăn và cách điều trị căn bệnh này nhé.
Chán ăn là bệnh gì?
Nguyên nhân gây chán ăn
Chứng chán ăn xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Các bệnh về tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến vị giác, ăn không ngon, dẫn đến chán ăn. Khi mắc các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bên cạnh đó, cảm giác chướng bụng, đầy hơi do ăn không tiêu sẽ gây khó chịu và không muốn ăn thêm.
Mất ngủ, căng thẳng, vấn đề về tâm lý là nguyên nhân gây chán ăn
- Những phụ nữ ăn kiêng quá mức hoặc ăn kiêng không hợp lý cũng có thể gặp tình trạng chán ăn do không có cảm giác ngon miệng đối với thức ăn, sau một thời gian sẽ gây ra tình trạng chán ăn.
- Rối loạn giấc ngủ như ngủ không ngon giấc, mất ngủ làm cơ thể suy nhược và gây ra bệnh chán ăn ở người lớn.
- Lo lắng, căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống đè nặng lên tinh thần gây stress dẫn đến mất ngủ, tâm lý không ổn định, cơ thể thường xuyên uể oải, mệt mỏi. Những tác nhân tâm lý thường khiến việc ăn uống không ngon và gây ra chán ăn.
- Các bệnh mãn tính như bệnh lao phổi, lao ổ bụng, lao màng phổi... thường có triệu chứng sốt kèm theo chán ăn.
- Các bệnh về nội tiết như tiểu đường, suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp cũng gây ra tình trạng chán ăn.
- Thiếu các vitamin và khoáng chất như thiếu vitamin B12 hoặc sắt cũng có thể gây ra một số triệu chứng trong đó có chán ăn, táo bón, mệt mỏi...
- Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể gây chán ăn. Các loại nấm men, vi khuẩn, virus là những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng. Nếu bạn đã trải qua tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm dạ dày ruột, viêm phổi, viêm đại tràng, nhiễm trùng da hoặc viêm màng não, bạn có khả năng bị chán ăn. Sau khi bạn điều trị dứt điểm các bệnh này, khẩu vị của bạn sẽ nhanh chóng trở lại như ban đầu.
- Các tác nhân tâm lý có thể gây cảm giác chán ăn. Nhiều người lớn tuổi thường các cảm xúc tiêu cực và tâm trạng kém, chẳng hạn như cảm giác buồn bã, chán nản, muộn phiền và lo lắng nên dễ bị suy giảm khẩu vị. Bên cạnh đó, áp lực và căng thẳng công việc cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng chán ăn.
- Chứng rối loạn ăn uống hay còn gọi là chứng chán ăn tâm thần với biểu hiện là tình trạng chán ăn nói chung. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần tiềm ẩn thường nhịn ăn để giảm cân hay tự kiềm chế cơn đói bụng trong vô thức. Phụ nữ thường có xu hướng bị chán ăn nhiều hơn nam giới. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống thường ốm và cảm thấy sợ hãi mỗi khi lên cân. Chứng bệnh này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành.
Chán ăn còn là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống
- Các loại thuốc điều trị có thể là nguyên nhân gây cảm giác chán ăn. Một số thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị mất khẩu vị và dễ dẫn đến cảm giác chán ăn, bao gồm: Thuốc nhóm opioid như cocaine, codein, heroin, morphine và amphetamine, một vài loại thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh.
Chán ăn ở người lớn gây hậu quả thế nào?
Tình trạng chán ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, đặc biệt ở người già, người trung niên. Càng lớn tuổi, sức khỏe con người cũng suy giảm theo, do đó, nếu chán ăn sẽ làm mất tất cả nguồn năng lượng còn lại.
Bên cạnh đó, chán ăn ở người già còn khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng cần thiết để nuôi cơ thể, tạo sức đề kháng ngăn cản sự tấn công của bệnh tật và quá trình lão hóa. Chức năng của các bộ phận trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là các cơ bắp, hệ tim mạch, nội tiết, hô hấp... bị suy giảm theo. Từ đó, cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn hoặc gây ra các bệnh mạn tính và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Bệnh chán ăn ở người lớn còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nếu bị chán ăn lâu ngày sẽ dẫn đến chán ăn mạn tính, tức là người bệnh luôn sống trong tình trạng sụt cân, gầy yếu. Những phụ nữ bị chán ăn mạn tính phải đối mặt với nguy cơ vô sinh, rụng tóc, xương yếu.
Chán ăn bệnh lý cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần. Khi cơ thể bị suy nhược do chán ăn sẽ kiệt sức và gây ra chứng trầm cảm, càng làm cho cơ thể suy kiệt, mệt mỏi nhiều hơn.
Cách khắc phục bệnh chán ăn ở người lớn
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh chán ăn ở người lớn sẽ có cách giải quyết khác nhau. Nếu nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực trong công việc, người bệnh cần tìm cách giải tỏa căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và khả năng ăn uống. Khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng chán ăn không thuyên giảm, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, khi bị chán ăn, người bệnh cần tạo cho mình những thói quen tích cực để khắc phục chứng chán ăn bệnh lý, giúp ăn ngon miệng hơn như:
- Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh, ăn đủ chất và lượng, không bỏ bữa, ăn đúng giờ đặc biệt là bữa sáng.
Xây dựng thực đơn hấp dẫn, phong phú để mang đến cảm giác ngon miệng
- Khi ăn nên nhai kỹ và không nên làm việc khác như xem tivi.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 - 6 bữa/ngày để tránh cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
- Xây dựng thực đơn mỗi ngày phong phú với những món ăn yêu thích, các món được trang trí đẹp mắt để kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn.
- Nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè để tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích ăn uống.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người bị chán ăn bệnh lý nên chú ý đến chất lượng bữa ăn hơn là lượng thức ăn dung nạp vào
- Bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin để kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, vitamin A, vitamin E, vitamin B.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp tiêu hao năng lượng, buộc người bệnh phải bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp ăn ngon miệng hơn.
- Người bệnh cần chú ý đến giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon vừa tốt cho cơ thể vừa tăng cường hệ miễn dịch và duy trì tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Sau khi đã có một giấc ngủ ngon vào ban đêm, người bệnh cảm thấy đói và thèm ăn hơn.
- Hãy giữ vệ sinh răng miệng. Nếu có vấn đề về răng miệng cần chữa dứt điểm các cơn đau khiến bạn thấy khó chịu khi ăn.
- Nếu cảm thấy ngán với thực đơn quen thuộc mỗi ngày, bạn có thể thử tìm kiếm một vài công thức nấu ăn mới trên mạng, tự nấu ăn và thưởng thức những món ăn do chính mình đã nấu.
- Khi cơ thể đang suy nhược, bạn chắc chắn sẽ ăn uống ít hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.
Chán ăn bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất bởi không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mà còn gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần, do đó, cần được khắc phục và điều trị hợp lý.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp