Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bệnh nhân do gặp phải sự cố đáng tiếc mà bị chấn thương hàm mặt rất lo lắng về khả năng hồi phục cũng như thẩm mỹ sau hồi phục. Vậy chấn thương vùng hàm mặt có những dạng nào và sẽ được điều trị ra sao?
Ngày nay, cùng với sự phát triển ồ ạt của giao thông, đô thị, xây dựng, mật độ dân cư đông đúc, chen lấn nên chấn thương hàm mặt do tai nạn càng thường gặp. Chấn thương hàm mặt thường gặp ở mọi lứa tuổi, những cơ chế dẫn đến chấn thương vùng hàm mặt cũng tương đối đa dạng nhưng thường gặp nhất là do tại nạn giao thông. Theo D.Galles, gãy xương hàm dưới chiếm 15% trong gãy xương chung và 60% trong gãy xương vùng hàm mặt - chấn thương hàm mặt, chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Chấn thương hàm mặt được định nghĩa là chấn thương được giới hạn từ phần dưới là xương hàm dưới, phần trên tới da đầu và hai bên tai (đây là một giới hạn tương đối). Chấn thương hàm mặt thường được chia thành các dạng trên lâm sàng như:
Theo một số nghiên cứu, tuổi bị chấn thương hàm mặt đa phần là lứa tuổi dồi dào về sức lao động tức là từ 20 - 39 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương hàm mặt gồm:
Tùy theo vị trí của xương bị chấn thương có thể chia thành các dạng chấn thương hàm mặt như sau:
Xương gò má tiếp khớp với xương trán, xương hàm trên, xương thái dương tạo nên sàn sọ và thành ngoài của ổ mắt. Gãy xương gò má sẽ gây ra các triệu chứng như chảy máu mũi do vỡ xoang hàm, giảm hoặc mất cảm giác vùng da do dây thần kinh dưới ổ mắt chi phối như vùng má, cánh mũi, răng trước. Ngoài ra còn có những triệu chứng như mí mắt sưng nề, tím, vùng gò má bị lõm, sờ thấy khuyết hay mất liên tục của xương gò má - khớp thái dương hay bờ dưới ổ mắt.
Phân loại của gãy xương gò má - cung tiếp hợp được chia theo Knight J.S và North J.F thành 6 loại bao gồm:
Xương hàm trên là xương cố định, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng bao gồm 2 xương đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc giữa. Khi gãy xương hàm trên, bệnh nhân sẽ bị choáng nhẹ, ăn nhai khó, khó nuốt, nuốt vướng, mặt biến dạng, bầm tím, sưng nề, ấn từ gai mũi trước đến xương hàm trên bệnh nhân sẽ đau chói. Phân loại gãy xương hàm trên bao gồm gãy một phần và gãy toàn bộ (gãy dọc và gãy ngang).
Xương hàm dưới là xương di động, có răng cắm vào xương ổ răng, xương mỏng dẹt, có các điểm yếu dễ gãy, trong xốp ngoài đặc và chỉ được nuôi dưỡng với bởi động mạch răng dưới nên ít chảy máu và chậm liền xương. Khi gãy xương hàm dưới, bệnh nhân thường sưng vùng cằm, bầm tím tụ máu, có thể rách da môi, cằm. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, không nhai được, mặt biến dạng, cằm hơi lệch về phía gãy. Phân loại của gãy xương hàm dưới gồm gãy từng phần và gãy toàn bộ.
Có các chấn thương phần mềm ở vị trí như má, môi, lưỡi, các tổn thương có độ nông sâu khác nhau, độ dài vết thương khác nhau. Chấn thương phần mềm ở vùng hàm mặt thường gây chảy máu nhiều nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục vì tại vị trí đầu mặt có rất nhiều mạch máu và bạch huyết nên nuôi dưỡng và bảo vệ tốt.
Tuy nhiên dây thần kinh mặt dễ bị tổn thương trong chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị và vết thương ở mặt khi lành, liền sẹo có thể bị co kéo, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ. Độ nặng, nhẹ hay tiên lượng của chấn thương phần mềm phụ thuộc vào độ chảy máu, phá hủy tổ chức, rối loạn chức năng, sự thiếu hổng tổ chức, sức đề kháng cơ thể và thời gian điều trị.
Phân loại chấn thương phần mềm gồm: Vết thương xây xát, vết thương đụng dập, vết thương rách da, vết thương xuyên thủng, vết thương chột, vết thương hỏa khí và chiến tranh.
Xử trí chấn thương hàm mặt theo các thứ tự ưu tiên:
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và các loại chấn thương hàm mặt và cách xử trí nếu không may gặp phải. Việc đảm bảo an toàn trong lao động, trong khi tham gia giao thông cũng như trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng đáng tiếc trên.