Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành?

Ngày 03/11/2022
Kích thước chữ

Gãy xương hàm dưới có thể khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây chính là giải đáp: Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành?

Gãy xương hàm là một chấn thương hàm mặt tương đối phổ biến. Chúng không chỉ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn làm mất thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết gãy xương hàm bao lâu thì lành lại. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này. 

Vài nét về đặc điểm của xương hàm dưới 

Trước tiên bạn cần hiểu cấu tạo của xương hàm dưới, đây là một xương di động, có nhiều đường cong ở phần góc hàm, cằm. Xương có hình dẹt với phần trong xốp, phía ngoài đặc còn ở giữa thì có ống thần kinh răng dưới.

Phần chân răng có lỗ cằm chứa dây thần kinh răng dưới. Hoạt động của xương hàm dưới thường dựa vào hai bộ phần lồi cầu, cổ lồi cầu. Do đó, xương hàm dưới có một vài vị trí yếu, dễ bị tổn thương như: Cổ lồi cầu, lỗ cằm, góc hàm, phần răng cửa. 

Giải đáp: gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành 1

Cấu tạo của xương hàm dưới 

Gãy xương hàm dưới là gì?

Gãy xương hàm được đánh giá là một trong những chấn thương khá nguy hiểm, có thể chia thành gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới. Nó gây ra nhiều phiền toái đến sức khỏe cũng như khả năng ăn uống, giao tiếp của người bệnh.

Vì thế, nếu như không may bị tai nạn vùng mặt bạn cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng gãy xương hàm dưới. Bởi đây là vùng có khả năng bị chấn tưởng cao, chỉ đứng sau vùng mũi.

Giải đáp: gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành 2

Gãy xương hàm dưới là một trong những chấn thương khá nguy hiểm 

Phân loại gãy xương hàm dưới

Phân loại theo vị trí gãy: Gãy vùng cằm, gãy cành ngang, gãy góc hàm, gãy cành cao, gãy lồi cầu, gãy mỏm vẹt, gãy xương ổ răng.

Phân loại theo bề mặt vết thương:

  • Gãy kín: Vết gãy không gây ra tình trạng rách da, niêm mạc hoặc màng nha chu. Không chảy máu, lộ xương ra ngoài.
  • Gãy hở: Xương hàm mở ra đâm thủng niêm mạc da.

Phân loại theo kiểu gãy: 

  • Gãy không hoàn toàn.
  • Gãy hoàn toàn.
  • Gãy kiểu cành tươi: Gãy một phần của xương hàm trong khi phần còn lại bị uốn cong.
  • Gãy vụn: Vùng xương hàm bị gãy thành các mảnh xương vụn hoặc xương dăm.

Phân loại theo sự di lệch:

  • Gãy không di lệch.
  • Gãy di lệch theo chiều trên dưới.
  • Gãy di lệch theo chiều ngang.

Phân loại theo hướng đường gãy: Gãy thẳng, gãy chéo và gãy vát.

Phân loại theo số đường gãy:

  • Gãy một đường.
  • Gãy nhiều đường

Phân loại theo nguyên nhân gãy:

  • Gãy do tác động ngoại lực: Một phần của xương hàm dưới bị gãy do tác động bởi lực từ bên ngoài môi trường.
  • Gãy do teo xương
  • Gãy do bệnh lý.

Giải đáp: gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành 3 Một số kiểu gãy xương hàm dưới 

Những phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới

Cách cấp cứu ban đầu

  • Băng cố định phần đỉnh cằm và buộc chỉ thép liên kết răng cạnh đường gãy để bất động. Từ đó phòng chống di lệch thứ phát. Hỗ trợ cầm máu vết thương nếu có.
  • Dùng các loại thuốc giảm đau, chống phù nề, kháng sinh và truyền dịch để bổ sung, nuôi dưỡng nếu cần.
  • Phòng chống ngạt (do phù nề, dịch máu hoặc tụt lưỡi) trước khi vận chuyển về tuyến sau hoặc những tuyến chuyên khoa.

Điều trị chuyên khoa

  • Điều trị bảo tồn: Bằng những biện pháp cố định răng (như nút số 8, nút bậc thang) hay cố định hai hàm bằng nút buộc Ivy hoặc cung móc (cung Tiguersted).
  • Điều trị bằng chỉnh hình: Chỉnh hình miệng là kỹ thuật ra đời sớm và được rất nhiều người ứng dụng do mang lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp điều trị được chỉ định đối với những trường hợp đường gãy đi qua vùng còn răng, ít di lệch. Điều trị chỉnh hình có thể kể đến là nắn chỉnh xương gãy bằng tay hoặc là bằng lực kéo. Bên cạnh đó là có thể cố định xương gãy bằng cách: Buộc dây thép, nẹp, làm máng, cung cố định hàm,... trong miệng cũng như những phương pháp khác ngoài miệng như: Băng cầm đầu, các khí cụ tựa vào sọ.
  • Điều trị phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị được chỉ định đối với những trường hợp đặc biệt như: bệnh nhân mất nhiều răng, bệnh nhân có nhiều chân răng bị lung lay hoặc bệnh nhân là trẻ em còn nhiều răng sữa. Trong các trường hợp di lệch nhiều như vậy có thể để lại sự tiếp xúc hai đầu gãy không tốt, do đó các phương pháp chỉnh hình thông thường sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Tùy thuộc vào vị trí gãy, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đường mổ thông qua vùng dưới hàm hoặc ngách tiền đình lợi hàm dưới để nắn chỉnh và đưa các đầu xương gãy về đúng vị trí giải phẫu, khớp cắn. 

Giải đáp: gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành 4

Nẹp điều trị gãy xương hàm dưới 

Giải đáp thắc mắc: Gãy xương hàm dưới bao lâu lành?

Thời gian phục hồi của chấn thương gãy xương hàm dưới phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như tình trạng sức khỏe, thể trạng của người bệnh. Về nguyên tắc, sau 4 tháng xương gãy sẽ bắt đầu liền và 6 tháng thì sẽ lành. Những trường hợp nhẹ thời gian lành có thể nhanh hơn. Để thúc đẩy quá trình này, bạn cần tuân thủ theo đúng những lời khuyên của bác sĩ cũng như duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý và dinh dưỡng khoa học để xương nhanh liền như:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn. Theo đó bạn có thể lựa chọn những thực phẩm cung cấp nhiều canxi, protein cùng các loại vitamin, khoáng chất sẽ khiến cho người bệnh hồi phục nhanh hơn.
  • Luôn giữ một tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp xương mau lành, cơ thể nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh trở lại. Rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có thái độ tích cực và có niềm tin lớn sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn so với những bệnh nhân bình thường hoặc là những bệnh nhân có thái độ tiêu cực với bệnh tật.
  • Luyện tập các bài tập vật lý trị liệu: Vận động phù hợp với tình trạng của cơ thể có thể giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. 

Giải đáp: gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành 5

Chế độ dinh dưỡng giúp hồi phục gãy xương hàm dưới nhanh hơn 

Qua bài viết trên của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành rồi chứ. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn nhận biết được rõ tình hình của mình và mau chóng hồi phục hơn.

Xem thêm:

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin