Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương gò má là một dạng chấn thương răng hàm mặt rất hay gặp, nếu không được điều trị kịp thời, ngoài yếu tố thẩm mỹ bệnh nhân còn có thể gặp phải nhiều biến chứng về mắt, thần kinh, hay chức năng nhai,... Dưới đây chính là vài nét về tình trạng gãy xương gò má.
Xương gò má là một thành phần quan trọng của khối xương đầu mặt, chúng tương đối dày và khỏe. Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên xảy ra các chấn thương, nứt gãy. Tùy theo tình trạng ổ gãy mà bệnh nhân sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng gãy xương gò má trong bài viết dưới đây nhé!
Xương gò má là một xương chính góp phần cấu tạo nên tầng giữa mặt, tạo hình dáng khuôn mặt. Xương gò má tương đối dày, khỏe, gồm có ba mặt, bốn bờ và ba góc. Chúng tiếp khớp với bốn xương là xương thái dương, xương trán, xương hàm trên và cánh lớn xương bướm bằng ba khớp. Có thể kể đến là khớp bướm gò má, khớp trán gò má và khớp thái dương gò má.
Xương gò má vừa là chỗ bám của một số cơ mặt (như cơ nâng môi trên, cơ cắn) lại vừa góp phần tạo nên sàn và thành ngoài của ổ mắt. Do đó, những thay đổi về hình thể, vị trí của xương gò má đều có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của mắt. Ngoài ra, xương gò má cũng liên quan chặt chẽ với những dây thần kinh như dây thần kinh hàm, dây thần kinh mặt,...
Gãy xương gò má là một chấn thương vô cùng nguy hiểm. Chúng thường xảy khi xương gò má bị va đập mạnh vào những vật cứng khi bị tai nạn, té ngã. Gãy xương này vừa gây đau nhức lại vừa làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Hơn nữa là tác động đến chức năng của toàn bộ vùng hàm mặt và các bộ phận liên quan như tai, mắt, mũi.
Tình trạng gãy xương gò má
Bệnh nhân bị gãy xương gò má thường sẽ gặp phải những đặc điểm sau đây:
Gãy xương gò má bệnh nhân đau nhức một bên
Tổn thương hệ thống thần kinh dưới ổ mắt trong gãy xương gò má có thể dẫn đến dấu hiệu tê bì vùng môi, má, cánh mũi,… tuy nhiên những triệu chứng này sẽ giảm dần sau 4 – 12 tuần. Trong một số trường hợp, do tổn thương các dây thần kinh quá trầm trọng, bệnh nhân không còn khả năng hồi phục, dị cảm sẽ tồn tại vĩnh viễn sau chấn thương.
Đây là loại biến chứng tương đối ít gặp trong gãy xương gò má. Nhiễm trùng có thể là là tình trạng viêm xoang hàm sau chấn thương hoặc là phản ứng thải nẹp vít trong trường hợp nẹp, ghép. Trong đó:
Viêm xoang hàm sau chấn thương gãy xương gò má
Đa phần biến chứng này sẽ chấm dứt sau khi được điều trị phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các cơ vận nhãn bị xơ hóa, tình trạng này vẫn có thể tồn tại dù đã được điều trị.
Lõm mắt là di chứng thường gặp nhất của tình trạng di lệch nhãn cầu. Mặc dù chúng chúng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên lại gây thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, khó chịu.
Giảm hay mất thị lực là một di chứng tương đối trầm trọng có thể gặp phải trong gãy xương gò má. Mặc dù rất hiếm xảy ra tuy nhiên hậu quả nó để lại rất nặng nề. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống thần kinh thị giác bị tổn thương trong quá trình chấn thương.
Đây là biến chứng rất hay gặp trong gãy xương gò má. Nguyên nhân chính có thể do dính khớp giữa mỏm vẹt và cung gò má hay xương gò má. Hoặc hiện tượng xơ hóa cơ cắn gặp phải sau chấn thương. Trong đó:
Biến chứng há miệng hạn chế sau gãy xương gò má
Liền xương di lệch là biến chứng gặp phải do không can thiệp điều trị hoặc là điều trị thất bại.
Teo phần mềm là biến chứng tương đối hiếm gặp. Nguyên nhân chính có thể do teo mô mỡ vùng thái dương hoặc là không khâu đóng lớp màng xương cũng như cân nông cơ thái dương.
Đây là một biến chứng có thể xảy ra do can thiệp phẫu thuật nắn hở xương gò má không thành công. Biểu hiện lâm sàng là bệnh nhân không thể nhướn mày lên bình thường được.
Bệnh nhân không nhướn mày lên được do liệt dây thần kinh mặt
Gãy xương gò má là một trong những chấn thương răng hàm mặt vô cùng phức tạp. Đối với mỗi trường hợp bệnh sẽ cần được chẩn đoán và nghiên cứu cẩn thận giúp tìm ra phương pháp điều trị tối ưu.
Xem thêm:
Bị gãy xương gò má bao lâu lành?
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.