Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?

Ngày 29/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, chúng ta ngày càng tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Nếu như việc sử dụng nhiều chất béo bão hòa sẽ làm gia tăng những bệnh về tim mạch, huyết áp… Vậy chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?

Khái niệm chất béo bão hòa có lẽ không còn quá xa lạ, bởi vì ngày nay thông tin về sức khỏe khá phong phú bạn có thể dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều người chưa hiểu rõ, đánh đồng chất béo bão hòa với chất béo khác. Bài viết này sẽ chỉ ra chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào, nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu nhé!

Thực phẩm giàu đạm

Có những loại thực phẩm rất giàu chất béo bão hòa. Đặc biệt là những loại thịt và trứng giàu protein như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng gà cùng những loại thịt chế biến sẵn…

Chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?-1 Trong 100g thịt nạc có 4,5g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Trong 100g thịt nạc có thể chứa tối đa 4,5g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Còn đối với thịt siêu nạc thì chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa chỉ có khoảng 2g. Cả hai loại thịt này đều có lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì vậy bạn có thể cân nhắc đưa vào thực đơn dinh dưỡng. Nếu muốn giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thì nên hạn chế những loại thịt như vừa nêu trên. Trong các bữa ăn hằng ngày nên hạn chế những loại thịt đỏ. Nếu những người có cholesterol máu cao thì càng phải hạn chế, sử dụng càng ít càng tốt.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Khi nhắc tới sữa và sản phẩm từ sữa có mặt rất nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến nhiều người giật mình. Nhưng thực tế trong những sản phẩm này có nhiều chất béo bão hòa. Vậy chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào? Một số thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa được liệt kê dưới đây. Những sản phẩm phô mai, kem lạnh, kem tươi, sữa bò tươi, sữa nguyên kem, sữa chứa 2% chất béo.

Một ly sữa bò tươi 220ml có khoảng 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24 mg cholesterol. Mức chất béo này được cho là khá lớn gần bằng tổng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể 1 ngày. Vì vậy không nên uống sữa bò tươi quá nhiều. Nếu đã uống sữa bò tươi rồi thì có thể giảm ăn chất béo bão hòa khác.

Các loại dầu và mỡ

Nhiều người nghĩ không dùng nhiều dầu mỡ bởi vì ít khi ăn trực tiếp những thứ này. Tuy nhiên, mọi người lại không biết rằng mình vẫn tiêu thụ hằng ngày, thậm chí còn tiêu thụ nhiều. Bởi vì dầu mỡ chúng ta sử dụng hằng ngày để chiên, xào, nướng, kho… các món ăn để món ăn thêm thơm ngon. Có thể có những món chúng ta cho quá nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ lợn, mỡ cừu, mỡ bò, bơ động vật, ca cao, da của gia cầm, Mayonnaise. Kể cả những loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ cũng như một số cây nhiệt đới khác.

Chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?-2 Mỡ heo chứa nhiều chất béo bão hòa

Hằng ngày chúng ta thường chiên, xào và nướng đều có sử dụng dầu mỡ nên những món ăn này sẽ có rất nhiều chất béo bão hòa. Cơ thể chúng ta nạp thường xuyên những món này sẽ làm tăng chất béo bão hòa.

Lời khuyên của những chuyên gia y tế về cách ăn uống lành mạnh. Chúng ta nên thay những món ăn có nhiều chất béo bão hòa bằng những món ăn hấp, luộc như vậy sẽ giảm đáng kể một lượng chất béo bão hòa dư thừa. Nếu chúng ta làm như vậy thì sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa khác

Ngoài những thực phẩm như trên, chất béo bão hòa còn có trong thực phẩm nào khác nữa? Có những món ăn ít người để ý tới, nhưng thực chất những món ăn này rất nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe. Những chất béo bão hòa này sẽ làm tăng lượng cholesterol. Có thể kể tới là các thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy và các món tráng miệng.

Chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?-3 Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo bão hòa

Nếu như chúng ta ăn nhiều loại thức ăn mà có nhiều chất béo bão hòa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol không tốt (LDL) trong cơ thể và gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để đảm bảo sức khỏe tốt hơn bạn có thể thay đổi lựa chọn thực phẩm để không mất đi độ ngon nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Chẳng hạn như có thể dùng bơ tươi trong món salad thay vì dùng sốt béo. Giảm ăn vặt bằng những món như khoai tây chiên mà nên chọn một số loại hạt khác để ăn.

Một ngày chúng ta chỉ nên nạp dưới 7% chất béo bão hòa để giảm các loại bệnh do chất béo bão hòa gây ra. Lời khuyên của các chuyên gia về tim mạch là nên hạn chế dùng chất béo bão hòa thay thế bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn.

Nếu như bạn đang thực hiện chế độ dinh dưỡng 2.000 calo/ngày thì chỉ nên nạp 10 - 14g chất béo bão hòa/ngày.

Chất béo bão hòa nếu dùng nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. Chúng ta cần phải chú ý hơn đến một loại chất béo khác đó là chất béo chuyển hóa transfat. Chất béo chuyển hóa rất có hại cho cơ thể. Đây là loại chất béo có khả năng làm giảm lượng cholesterol tốt HDL. Không những thế loại chất béo này còn làm gia tăng lượng cholesterol xấu LDL và triglyceride. Điều này đồng nghĩa với việc dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 3 lần so với chất béo bão hòa.

Như vậy có thể nói chất béo bão hòa là loại chất béo chúng ta nên sử dụng hạn chế ở mức cho phép để đảm bảo sức khỏe. Nếu sử dụng nhiều dẫn tới nhiều nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt nó có thể làm gia tăng tim mạch, cholesterol máu và nội tạng. Đặc biệt làm cho chúng ta tăng cân, béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa để hạn chế. Làm được điều đó, bạn đã giúp chính mình giảm được nguy cơ bệnh tật đặc biệt là bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm