Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những nếp nhăn, đốm tàn nhang trên da luôn là nỗi ám ảnh đối với phái đẹp. Để giải quyết vấn đề này, làn da cần được nuôi dưỡng bằng chất chống oxy hóa. Cùng tìm hiểu ngay những chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm qua bài viết dưới đây.
Một thành phần chăm sóc da có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm là chất chống oxy hóa. Đây chính là chìa khóa cho một làn da trẻ trung, căng bóng và mịn màng mà chị em hằng mong ước. Vậy chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm bao gồm những gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời ngay sau đây!
Chất chống oxy hóa hoạt động theo cơ chế trung hòa các gốc tự do được hình thành trong cơ thể mỗi ngày. Chúng chính là nguyên nhân gây nên sự phá hủy cấu trúc collagen của da. Vì thế, tác dụng chính của chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm là bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, đẩy lùi những dấu hiệu của lão hóa như: Nếp nhăn, da chảy xệ, tăng sắc tố melanin,...
Hầu hết các loại kem chống nắng, kem dưỡng da, serum, mặt nạ,... đều chứa chất chống oxy hóa để bảo vệ và tăng cường dưỡng chất cho làn da. Dưới đây là top những chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm phổ biến nhất. Cụ thể:
Đứng đầu trong danh sách các chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm, retinol, một dẫn xuất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mụn trứng cá, mụn ẩn. Đồng thời, làm sáng da và ngăn ngừa gia tăng hắc tố do tác động của tia UV. Hợp chất này khi thẩm thấu vào lớp hạ bì có tác dụng kích thích sản sinh collagen, ngừa lão hóa hiệu quả.
Chúng ta vẫn thường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để làm đẹp da từ bên trong. Lý do là vì dưỡng chất này có khả năng bảo vệ toàn vẹn cấu trúc collagen, kiểm soát bã nhờn, giảm sự gia tăng sắc tố melanin gây nám da. Bên cạnh đó, vitamin C có trong mỹ phẩm còn là hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, đặc biệt là tia cực tím.
Được biết đến với khả năng dưỡng ẩm hiệu quả, vitamin E còn có thể được sử dụng cho những làn da đang gặp vấn đề về nếp nhăn, mẩn đỏ, thâm sạm, kém đàn hồi,... Đây là một trong những chất chống oxy hóa không tan trong nước nổi tiếng nhất. Vì thế, hợp chất này thường được kết hợp cùng vitamin A để gia tăng hiệu quả chống nắng.
Coenzyme Q10 là loại enzyme có trong chính cơ thể con người. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, số lượng enzyme này dần giảm đi, làm xuất hiện các nếp nhăn, nám, tàn nhang. Vì thế, để duy trì sức khỏe làn da luôn căng bóng, đều màu, bạn đừng bỏ qua mỹ phẩm có chứa coenzyme Q10 để bảo vệ da từ bên ngoài nhé!.
Nhiều người đã quen thuộc với niacinamide (Vitamin B3) như một chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm. Đây là thành phần dưỡng da đa năng, có tác động tổng hợp lên cả bề mặt da và lớp hạ bì. Niacinamide kích thích tế bào da sản sinh ceramide giúp cải thiện tình trạng da bị mẩn đỏ do mụn, giữ cho làn da luôn ẩm mượt và trắng sáng.
Khi nhắc tới các chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm, bạn không thể bỏ qua chiết xuất trà xanh. Đây là hợp chất lành tính, an toàn nên dù bạn có làn da khô, da dầu, da hỗn hợp hay da nhạy cảm thì đều có thể sử dụng. Trong trà xanh chứa một hàm lượng lớn polyphenol. Hoạt chất này có khả năng đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen và sợi elastin, đồng thời ức chế quá trình phân hủy collagen trong da.
Quả thực, sử dụng mỹ phẩm có chứa chất chống oxy hóa mang lại nhiều tác động tích cực cho làn da như: Tăng độ đàn hồi, làm da sáng và đều màu, làm dịu da, xóa mờ nếp nhăn,... Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm:
Trên đây là danh sách những chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm được đông đảo tín đồ làm đẹp biết đến. Nếu đang có mong muốn sở hữu một làn da căng bóng, đều màu, không tì vết thì bạn đừng quên những thành phần này khi lựa chọn mỹ phẩm nhé!
Xem thêm: Cồn trong mỹ phẩm là gì? Có nên sử dụng mỹ phẩm chứa cồn?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.