Người bị sỏi thận gây tăng huyết áp nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì bệnh tình mới thuyên giảm và không gây nguy hiểm cho cơ thể.
Bệnh nhân sỏi thận gây tăng huyết áp nên ăn uống hợp lý
Tại sao sỏi thận gây tăng huyết áp?
Bạn có biết rằng, thận tuy bé nhưng nó lại gắn chặt cùng với huyết áp bởi lẽ thận thường nhận được 25% lưu lượng máu từ tim. Cùng với một lượng máu cỡ đại như thế thì việc xảy ra những vấn đề bất thường về tim mạch như tăng huyết áp có thể dẫn đến một số vấn đề về thận hoàn toàn là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, điều ngược lại cũng đúng, tức là các vấn đề về thận, đặc biệt là sỏi thận cũng dẫn đến tăng huyết áp. Nếu như chức năng của thận bị thay đổi dù là rất nhỏ cũng sẽ khiến cho huyết áp của bạn tăng theo. Từ đó sỏi thận gây tăng huyết áp ở người bệnh.
Chế độ ăn uống khi sỏi thận gây tăng huyết áp
Người bị sỏi thận gây tăng huyết áp cần tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học thì bệnh mới mau chóng được khắc phục, trong đó:
Nhóm bột đường
Nhóm bột đường vẫn là nhóm thức ăn chính dành cho người sỏi thận gây tăng huyết áp như trong tháp dinh dưỡng. Ngoài ra, người bệnh nên ăn kèm thêm một số lợi thực phẩm như ngô, khoai, gạo lức để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt, nên ăn nhiều loại rau củ quả để tăng lượng kali.
Sỏi thận gây tăng huyết áp nên ăn nhiều rau củ quả.
Người sỏi thận gây tăng huyết áp nên ăn ít muối
Hấp thụ nhiều muối không có lợi cho người bị sỏi thận gây tăng huyết áp. Bạn chỉ nên dùng 1 muỗng cà phê muối, tương đương với 4 muỗng cà phê nước mắm mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn bột ngọt để giảm lượng natri. Điều này có nghĩa là chỉ nên nấu lượng muối hoặc nước mắm với các thức ăn tươi sống, không nên ăn thức ăn đã chế biến sẵn. Đặc biệt cần loại bỏ ngay những món ăn nhiều muối như mắm ruốc, mắm tôm, cà muối, dưa muối ra khỏi thực đơn dành cho người bị sỏi thận gây tăng huyết áp. Bạn có thể ăn các vị khác trừ vị mặn như bình thường, nhưng chỉ nên ăn ở mức vừa phải.
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ canxi
Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng người bị sỏi thận không nên ăn những thực phẩm liên quan đến canxi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng chế độ ăn chứa canxi giúp giảm khả năng hình thành sỏi thận cũng như giảm khả năng tăng kích thước sỏi.
Sỏi thận gây tăng huyết áp nên uống đủ nước trong ngày
Uống nhiều nước là một trong những phương pháp trị sỏi thận - tăng huyết áp hiệu quả. Theo đó, bạn nên chủ động cung cấp nước, không nên để khát nước rồi mới uống. Có thể uống ngày từ 6 - 8 ly nước tương nước 2 - 2,5 lít nước. Tập thói quen cứ cách 1 - 2 tiếng uống 1 ly nước.
Cung cấp năng lượng hợp lý
Duy trì năng lượng cung cấp vào cơ thể tầm 1.600 calo/ 1 ngày. Với những người béo thì nên giảm trọng lượng, vì càng thừa cân thì càng có nguy có tăng huyết áp cao hơn. Đặc biệt hạn chế thức ăn nhiều cholesterol như nội tạng động vật, trứng.
Hạn chế ăn vặt
Các loại đồ ăn vặt đều chứa rất nhiều đường và muối, không tốt cho người bị sỏi thận gây tăng huyết áp. Nếu không thể bỏ được thói quen ăn vặt thì có thể thay bánh kẹo ngọt bằng trái cây tươi ít đường, hoặc trái cây sấy khô như khoai khô, chuối khô, nho khô, sữa chua,...
Không quên bổ sung đầy đủ vitamin mỗi ngày
Ăn gì khi bị sỏi thận? Các loại vitamin như A, C, D có trong rau củ quả, chanh, cam, giá đỗ đều rất có lợi cho bệnh nhân bị sỏi thận gây tăng huyết áp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống các loại trà lợi tiểu như: artiso, nước chè xanh hoặc rau ngô, rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Hạn chế hoặc tốt nhất là tuyệt giao với bia, rượu
Bia rượu, cà phê và thuốc lá đều là những nguyên nhân gây tăng huyết áp và chúng cũng không tốt cho bệnh nhân sỏi thận nữa. Do đó, bạn không nên tiêu thụ chúng. Trường hợp không bỏ được thói quen này có thể giảm lượng nạp vào có thể mỗi ngày, giảm dần dần đến khi bỏ hẳn thì tốt hơn.
Nên bỏ bia rượu khi bị sỏi thận - tăng huyết áp.
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh sỏi thận gây tăng huyết áp cần kết hợp uống thuốc điều trị sỏi thận theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh mau chóng được đẩy lùi.
Giang