Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim của trẻ bất thường từ khi sinh ra, dễ khiến bé bị chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Vậy trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân thường được tư vấn chế độ dinh dưỡng đặc thù với tình trạng sức khỏe và mức độ hấp thụ của trẻ. Để biết cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân, bạn không nên bỏ qua những chia sẻ dưới đây.
Tuy về cơ bản, thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ bị tim bẩm sinh có thể không khác với các bé khác nhưng khả năng hấp thụ lại thấp hơn so những nguyên nhân sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức đều có lợi cho trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân. Tuy nhiên mẹ cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho con bú, một số trường hợp đặc biệt trẻ còn cần đặt sonde dạ dày từ mũi để cho ăn qua đường này.
Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân thường cần tăng số lượng bữa ăn, cho bé ăn thành từng bữa nhỏ sau mỗi 2 giờ để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của con và tránh bữa ăn lớn khiến bé mệt mỏi.
Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân được nuôi bằng sữa mẹ là tốt nhất. Sau khi sinh, những trường hợp trẻ bị tim bẩm sinh có thể cần được điều trị, theo dõi ở khu vực đặc biệt nên mẹ cần vắt sữa trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh để duy trì lượng sữa về. Việc duy trì sự tiết sữa ở người mẹ rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ tim bẩm sinh chậm tăng cân, mẹ có thể vắt sữa mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên cho đến khi lượng sữa về ổn định hơn thì giảm còn 4 – 5 lần vắt sữa/ngày.
Khi trẻ lớn lên, nhu cầu năng lượng của trẻ tăng cao hơn khoảng 120 – 170 calo/ngày nên phụ huynh cần sử dụng thêm sữa hoặc thực phẩm giàu năng lượng, có chứa đường, protein, sắt, vitamin,… cho bé theo khuyến nghị từ bác sĩ.
Theo bác sĩ dinh dưỡng, trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân có thể tuân thủ chế độ ăn dưới đây:
Ở giai đoạn đầu đời, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và bất cứ khi nào bé muốn, kể cả ngày hoặc đêm và bú ít nhất 8 lần mỗi ngày. Ngoài ra, trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi có thể ăn thêm nhưng chỉ cho trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân ăn thêm khi thấy bé vẫn còn đói sau mỗi lần bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho con tập ăn dặm 1 – 2 bữa bột với độ đặc tăng dần.
Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân trong giai đoạn này vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm hoặc bất cứ khi nào trẻ muốn. Bên cạnh đó, khi cho bé ăn dặm mẹ cũng nên ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng và đầy đủ các chất cần thiết cho sức khỏe. Phụ huynh có thể cho con ăn dặm 3 bữa ăn dặm và 5 bữa bú mỗi ngày nhưng nếu đã ngừng bú cần tăng số lượng bữa ăn. Trẻ 6 - 12 tháng tuổi cũng có thể ăn thêm các loại trái cây theo mùa như xoài, đu đủ, bơ, chuối,…
Mẹ vẫn có thể cho con bú bất cứ khi nào con muốn, ngoài ra cũng nên ăn dặm 3 – 5 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi thức ăn với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân cũng cần bổ sung thêm vitamin và chất khoáng từ các loại trái cây tươi. Lưu ý ở giai đoạn này không nên cho con bú bình mà cần thay bằng thìa hoặc cốc sẽ tốt hơn.
Trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân từ 2 tuổi trở lên đã có thể ăn cơm và thức ăn thô hơn nên bố mẹ hãy cho con ăn 3 bữa chính cùng gia đình với các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và xen giữa là những bữa phụ với sữa, bánh mì, trái cây, sữa chua, cháo, phở,… Mỗi bữa ăn cũng nên thêm trái cây bé thích hoặc những loại trái cây theo mùa để bổ sung vitamin.
Ngoài chế độ ăn uống, trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân cũng cần được khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Dù đã can thiệp phẫu thuật hay chưa, trẻ bị tim bẩm sinh cũng cần thăm khám định kỳ, tiêm chủng đầy đủ đúng thời gian. Thời gian khám ban đầu có thể duy trì hàng tuần hoặc hàng tháng, sau đó kéo dài hơn khoảng 3 – 6 tháng/lần tùy thuộc vào mức độ bệnh và tư vấn của bác sĩ.
Để phòng tránh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ bị tim bẩm sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
Tình trạng trẻ bị tim bẩm sinh chậm tăng cân không hiếm gặp và có thể cải thiện được nhờ chế độ ăn cân đối, chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn khi con muốn nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thực tế, hầu hết trẻ em bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động, vui chơi bình thường, chỉ trừ các hoạt động gắng sắc nên phụ huynh hãy khuyến khích con vận động lành mạnh, nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe hiện tại của trẻ.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.