Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chỉ số mỡ nội tạng là gì? Cách tính và những vấn đề sức khỏe liên quan cần biết

Ngày 23/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mỡ trong cơ thể giúp hỗ trợ các hoạt động sống, xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng. Nhưng khi chỉ số mỡ nội tạng quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về những nguy hại mà mỡ nội tạng gây ra và các biện pháp phòng ngừa nhé! 

Ở thời đại hiện nay ngày càng nhiều người gặp phải các vấn đề liên quan đến bệnh mỡ nội tạng. Để biết được bản thân có đang nằm trong nguy cơ mắc phải tình trạng này hay không việc đầu tiên là cần xác định chính xác chỉ số mỡ nội tạng của cơ thể. Bài viết hôm nay Long Châu sẽ chia sẻ cách tính chỉ số trên và bí quyết giảm bớt đám mỡ dư thừa này khỏi cơ thể.

Chỉ số mỡ nội tạng là gì?

Hàm lượng chất béo trong cơ thể đa số đều được phân bổ không đều nhau. Mỡ nội tạng là một loại mỡ được cơ thể tích trữ tại khoang bụng và gần các cơ quan quan trọng như: Ruột, dạ dày, gan… Khi mỡ tích tụ chủ yếu tại các động mạch có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lớp mỡ nội tạng không giống lớp mỡ dưới da nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi lượng mỡ dư thừa nhiều dẫn đến chỉ số mỡ nội tạng tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh khi ăn quá nhiều món chứa chất carbohydrate làm tăng nguy cơ mắc béo phì. Ngoài ra căng thẳng kéo dài cũng làm kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh NPY và hormone cortisol. Từ đó thúc đẩy việc dự trữ nhiều chất béo nội tạng hơn. Lớp mỡ nội tạng khác với lớp mỡ dưới da vì nó có độ nguy hiểm cao hơn. Mặc dù đã áp dụng biện pháp y học thì lớp mỡ này vẫn có giảm đi và rất khó bị loại bỏ hoàn toàn.

Chỉ số mỡ nội tạng là gì? Cách tính và những vấn đề sức khỏe liên quan cần biết 1
Khi lượng mỡ dư thừa quá nhiều khiến chỉ số mỡ nội tạng tăng lên trong cơ thể

Chỉ số mỡ nội tạng bao nhiêu là tốt?

Để đưa ra kết luận chính xác về lượng mỡ nội tạng, các chuyên gia đã dựa trên thang điểm từ 1 đến 59 khi tiến hành đo chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo hoặc máy quét MRI. Với người bình thường, chỉ số thường dưới 13. Nhưng nếu con số này tăng lên trong khoảng 13 - 59 thì bạn cần phải thay đổi lại thói quen sống của mình để tránh rơi vào tình trạng nội tạng nhiễm mỡ.

Nguy hại sức khoẻ khi bị mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho sức khoẻ, cụ thể là:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Mỡ nội tạng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể nó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin và điều chỉnh đường huyết của cơ thể.
  • Gây ra chứng rối loạn giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ nội tạng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ và dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Gây ra bệnh mỡ máu cao. Mỡ nội tạng có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu, gây ra bệnh mỡ máu cao.
  • Gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Khi một người tích tụ mỡ nội tạng trong gan và cơ thể quá nhiều dẫn đến sự tích tụ của các chất béo trong động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch.
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan. Mỡ nội tạng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan và hoạt động lưu trữ mỡ. Từ đó gây ra các vấn đề về chức năng gan như: Viêm gan, xơ gan hay ung thư gan.
Chỉ số mỡ nội tạng là gì? Cách tính và những vấn đề sức khỏe liên quan cần biết 2
Chỉ số mỡ nội tạng cao có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan hay tiểu đường tuýp 2

Cách tính chỉ số mỡ nội tạng

Sau khi hiểu được mức độ nguy hiểm của mỡ nội tạng hãy tìm hiểu chỉ số mỡ của bản thân ở thời điểm hiện tại để hạn chế rủi ro. Dưới đây là cách tính thông dụng mời bạn cùng tham khảo:

Chụp cộng hưởng MRI hoặc chụp cắt lớp CT

Để xác định chính xác có bị mỡ nội tạng hay không cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, những xét nghiệm trên rất tốn kém chi phí và mất thời gian. Vì vậy bác sĩ thường sẽ đặt một số câu hỏi cho người bệnh và đo lượng mỡ cơ thể tổng thể để tính ra chỉ số mỡ nội tạng.

Để đo lượng mỡ nội tạng cơ thể có thể dùng các phương pháp như máy quét MRI hay máy phân tích mỡ cơ thể. Kết quả của xét nghiệm sẽ được đánh giá trên thang điểm từ 1 - 59. Nếu mức mỡ nội tạng dưới 13, cơ thể được coi là ở trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu kết quả đo trên 13, bạn cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giảm xuống mức lành mạnh hơn.

Tính chỉ số mỡ nội tạng bằng cân điện tử

Sử dụng cân điện tử là cách tính chỉ số mỡ đơn giản được nhiều người lựa chọn thực hiện. bạn cần dùng loại cân có tích hợp nhiều tính năng để đo lường chính xác các chỉ số cơ thể. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cân được bày bán nhưng không phải loại nào cũng đo được các chỉ số quan trọng của cơ thể. Bạn nên chọn mua dòng cân điện tử cung cấp khả năng phân tích 13 yếu tố gồm chỉ số cơ bắp, đo lượng mỡ… Một chiếc cân đầy đủ tính năng sẽ giúp bạn biết được những thứ cơ thể thiếu và những thứ cơ thể thừa.

Chỉ số mỡ nội tạng là gì? Cách tính và những vấn đề sức khỏe liên quan cần biết 3
Kiểm soát tốt mỡ nội tạng cũng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về chuyển hoá

Tự đo kích thước vòng bụng

Các chuyên gia về sức khỏe đã đưa ra một số cách tính sơ bộ để xác định chỉ số mỡ nội tạng. Theo nghiên cứu của Harvard Health, khoảng 10% tổng lượng mỡ trong cơ thể là mỡ nội tạng. Khi không thể sử dụng máy quét MRI hoặc máy chụp CT để đo lượng mỡ, chuyên gia và bác sĩ dựa vào phán đoán để ước lượng mỡ nội tạng.

Một cách khác để xác định lượng mỡ nội tạng là đo kích thước vòng eo. Theo trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, vòng eo ở nữ giới từ 90cm trở lên và ở nam giới từ 101,6 cm trở lên là báo hiệu cho sự tăng lên của mỡ nội tạng và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mỡ nội tạng.

Khi người ta càng lớn tuổi thì chỉ số mỡ nội tạng càng có xu hướng tăng lên. Khi theo dõi tỷ lệ phần trăm cơ thể của bạn dựa trên công thức bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn đo lường được sự tiến bộ của việc giảm mỡ. Hãy cố gắng duy trì chỉ số trong mức cho phép để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như huyết áp, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin