Tia UV mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi có thể tổng hợp vitamin D3 cũng như ứng dụng tích cực trong lĩnh vực khử trùng, tiệt trùng và điều trị bệnh về da. Thế nhưng, nếu tiếp xúc thời gian dài với cường độ ánh sáng mạnh có chỉ số tia UV cao sẽ gây nguy hại. Vậy chỉ số UV là gì? Đồng thời, tia cực tím mang lại lợi ích và gây ra tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?
Chỉ số UV là gì?
Mặc dù đã nghe đến rất nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết cụ thể chỉ số UV là gì? Chỉ số UV hay chỉ số tử ngoại là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn của quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày rõ ràng.
Chỉ số UV là gì?
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe con người và môi trường thì sẽ được chia làm 3 loại:
-
Tia UVA còn được gọi là ánh sáng đen hoặc sóng dài, có bước sóng dao động từ 380 - 315 nm. Đây cũng là loại tia chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong ánh sáng mặt trời, chiếm 95 - 97%. Đồng thời, tia UVA cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng lão hóa da, xuất hiện vết nhăn trên da.
-
Tia UVB còn có tên gọi khác là sóng trung, có bước sóng ánh sáng ở mức trung bình, trong khoảng 315 - 280 nm. Là loại tia có năng lượng nhiều hơn tia UVA và tác động mạnh lên bề mặt của làn da, có thể gây ra hiện tượng đỏ da, cháy nắng, thậm chí là bệnh ung thư da.
-
Tia UVC còn gọi là sóng có tính tiệt trùng hoặc sóng ngắn, có bước sóng ngắn và nhiều năng lượng nhất trong các loại tia UV, dao động từ 280 - 100 nm. Đây cũng là loại tia bị tầng khí quyển ozon ngăn chặn. Và là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến làn da, đôi mắt của con người.
Lợi ích của tia UV
Sau khi đã biết chỉ số UV là gì rồi thì nhiều người lại băn khoăn không biết tia UV mang lại lợi ích gì?
Lợi ích của tia UV
Thực ra, xét ở một khía cạnh khác, tia UV đóng vai trò rất lớn:
-
Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3. Từ đó, hỗ trợ cơ thể sử dụng canxi và photpho, làm cho xương và răng chắc khỏe.
-
Ứng dụng tích cực trong việc điều trị bệnh về da như bệnh vảy nến - bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, làm xuất hiện vảy. Việc tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, giảm bớt triệu chứng của bệnh.
-
Ứng dụng trong lĩnh vực tiệt trùng và khử trùng. Tia UV có thể giết chết các vi khuẩn, virus, cực kỳ hữu ích khi con người phơi đồ lót, tã vải và khăn mặt ở ngoài trời. Cụ thể, tia tử ngoại sẽ xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng. Vì lẽ đó, nhiều nơi còn sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.
Tác hại của tia UV
Chỉ số UV là gì, hẳn các bạn đã biết? Vậy tác hại của tia UV đối với sức khỏe con người như thế nào, bạn đã biết chưa? Bên cạnh một số lợi ích kể trên, tia cực tím gây ra khá nhiều tác hại. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến làn da
Tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có thể gây ra hiện tượng ung thư da. Một số triệu chứng ung thư da để bạn dễ dàng phát hiện, đó là xuất hiện các vết đốm màu tím hoặc đỏ trên da, có mụn cứng ở mí mắt, có nốt ruồi bất thường… Bên cạnh đó, tia UV còn làm tăng nguy cơ lão hóa da với khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da. Do đó, có thể nói đây chính là kẻ thù nguy hiểm số một đối với vẻ đẹp làn da, nhất là của các chị em phụ nữ.
Tác hại của tia UV với làn da
Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
Trong trường hợp làn da tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Từ đó, kéo theo sức đề kháng kém và có thể nhiễm một số bệnh lý dai dẳng như cúm, nhiễm khuẩn, đường ruột…
Gây tổn thương cho đôi mắt
Khi chúng ta tiếp xúc quá lâu với tia UV ở cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận, nhất là gây “bỏng” lên bề mặt của mắt. Nhất là trường hợp phơi nắng quá lâu trong thời gian dài thì tia cực tím còn làm tăng nguy cơ phát triển các tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, suy hoại đến võng mạc và cườm mắt. Thậm chí gây ra tình trạng mù mắt hay mù lòa…
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã biết chỉ số UV là gì cũng như lợi ích và tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe của con người rồi chứ? Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, thú vị để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình thật tốt trước tia UV.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp