Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số xét nghiệm RDW là gì và cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm RDW?

Ngày 21/12/2022
Kích thước chữ

Xét nghiệm RDW là gì và có ý nghĩa thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người nhận kết quả xét nghiệm máu thường thắc mắc. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm máu là một chỉ định cần thiết trong khám sức khỏe tổng quát. Kết quả xét nghiệm phản ánh tình trạng sức khỏe và giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện các vấn đề liên quan. Chỉ số RDW là một thuật ngữ quen thuộc thường được bắt gặp. Vậy RDW trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào?

RDW là gì?

RDW là viết tắt của Red cell Distribution With, là độ rộng của sự phân bố hồng cầu trong cơ thể. Trên thực tế, mỗi tế bào hồng cầu được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể. Các tế bào này có kích thước và thể tích nhất định nên nếu lớn hơn bình thường thì có thể cơ thể bạn đã mắc một số bệnh nguy hiểm.

Giá trị bình thường của chỉ số RDW là từ 9 - 15%. RDW càng cao thì có nghĩa là độ phân bổ của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Xét nghiệm RDW được xem là một phần không thể thiếu trong việc đưa ra kết quả xét nghiệm máu hoàn chỉnh.

Với xét nghiệm RDW, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh về thiếu máu hoặc liệu các tế bào hồng cầu của bạn có cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong cơ thể hay không. Ngoài ra, xét nghiệm còn được chỉ định cho một số bệnh lý như: Bệnh Thalassemia, đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy gan, ung thư.

RDW trong xét nghiệm máu là gì RDW là độ rộng của sự phân bố hồng cầu trong cơ thể

Trường hợp nào cần được xét nghiệm RDW?

Nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau thì nên đi làm xét nghiệm RDW:

  • Mất nhiều máu;
  • Bệnh nhân mắc bệnh Crohn mãn tính;
  • Người mắc bệnh tiểu đường;
  • Bệnh nhân HIV/AIDS;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất sắt và khoáng chất cần thiết cho cơ thể;
  • Mắc bệnh nhiễm trùng dài ngày;
  • Người bệnh có các biểu hiện như thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao, lạnh tứ chi;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm và các rối loạn máu di truyền khác.
Người mắc bệnh tiểu đường cần xét nghiieemj chỉ số RDW Người mắc bệnh tiểu đường cần xét nghiệm chỉ số RDW

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm RDW là gì

Các bác sĩ có thể sử dụng chỉ số RDW và MCV để chẩn đoán những bất thường diễn ra trong cơ thể. Chỉ số MCV là đơn vị đánh giá thể tích trung bình hồng cầu. MCV của một người trung bình là từ 80 đến 96 fL.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thể chất dựa trên 2 chỉ số là RDW và MCV.

Trường hợp chỉ số RDW bình thường kết hợp với:

  • Tăng MCV: Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu bất sản hoặc bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường: Là biểu hiện thiếu máu do bệnh mạn tính, mất máu nặng hoặc tan máu cấp hay bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: Dấu hiệu thiếu máu của bệnh lý mạn tính hoặc Thalassemia dị hợp tử.

Trường hợp chỉ số RDW tăng kết hợp với:

  • Tăng MCV: Xuất hiện ở bệnh nhân thiếu vitamin B12, axit folic hoặc thiếu máu tán huyết do miễn dịch, bệnh bạch cầu lympho mạn.
  • MCV bình thường: Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu do thiếu sắt/folate/vitamin B12 giai đoạn sớm hoặc thiếu máu do bệnh Globin.
  • Giảm MCV: Nguyên nhân do thiếu sắt, hồng cầu bị phân mảnh và bệnh Thalassemia.
Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm RDW là gì Các bác sĩ có thể sử dụng chỉ số RDW để chẩn đoán những bất thường diễn ra trong cơ thể

Cách kiểm tra chỉ số RDW

Kiểm tra chỉ số RDW là một cách để kiểm tra xem sự phân bố hồng cầu của bạn có nằm trong phạm vi bình thường (cao hay thấp). Tuy nhiên chỉ số này không thực hiện riêng lẻ mà được đánh giá chung với các chỉ số xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Ngoài việc quan tâm đến số liệu RDW là gì, bạn cần tìm hiểu các bước để kiểm tra chỉ số này. Các bước để kiểm tra chỉ số RDW như sau:

  • Nhân viên y tế sử dụng một cây kim nhỏ để lấy máu từ cánh tay của người cần làm xét nghiệm.
  • Mẫu máu sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm để các bác sĩ và kỹ thuật viên kiểm tra và phân tích kích thước cũng như thể tích của các tế bào máu.
  • Sau 60 đến 90 phút, kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến bác sĩ đã khám cho bạn ban đầu và chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm.
  • Dựa vào kết quả xét nghiệm RDW và các chỉ số liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc các bệnh lý liên quan (nếu có). Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn.

Một số lưu ý khi xét nghiệm máu đánh giá chỉ số RDW

Dưới đây là một số điều bạn nên ghi nhớ trước khi thực hiện xét nghiệm RDW:

  • Nhịn ăn: Đối với các xét nghiệm liên quan đến đường huyết, mỡ máu, người bệnh cần nhịn ăn từ 6 - 8 tiếng để cho kết quả chính xác nhất.
  • Không uống rượu bia, chất kích thích: Bạn nên kiêng những loại đồ uống này cho đến khi làm xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số RDW.
  • Không sử dụng thuốc: Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc cho đến khi xét nghiệm máu xong. Nếu đang dùng thuốc bắt buộc cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp.
Một số lưu ý khi xét nghiệm máu đánh giá chỉ số RDW là gì Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng để có biện pháp xử lý kịp thời

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu được chỉ số RDW là gì và ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm RDW. Bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên và chủ động để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể bạn nhé!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin