Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi cần làm lành vết mổ hoặc vết thương, các bác sĩ thường sử dụng chỉ để khâu lại, trong đó loại phổ biến nhất là chỉ tự tiêu. Vậy, chỉ tự tiêu là gì? Nếu chỉ tự tiêu bị rơi ra có sao không?
Chỉ tự tiêu có thể được áp dụng để khâu các vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Trong một số trường hợp, vết thương hoặc vết mổ được khâu bằng việc sử dụng các mũi khâu chỉ tự tiêu ẩn dưới bề mặt, trong khi trong những trường hợp khác, việc sử dụng chỉ tự tiêu có thể không phù hợp.
Tuy nhiên, trường hợp chỉ tự tiêu bị rơi ra trước khi hoàn toàn tự phân huỷ khiến nhiều người trở nên lo lắng. Vậy liệu chỉ tự tiêu bị rơi ra có sao không? Liệu vết thương của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về tình trạng chỉ tự tiêu bị rơi ra và cách xử lý khi gặp phải tình huống này.
Chỉ khâu trong lĩnh vực y học được sử dụng để đóng kín vết mổ hoặc vết thương lớn. Dựa vào thành phần, cấu trúc và vật liệu của sợi chỉ thì nó được chia thành hai loại chính: Chỉ không tiêu và chỉ tự tiêu.
Vậy chỉ tự tiêu là loại chỉ gì? Đây là loại chỉ được sản xuất từ các vật liệu đặc biệt như polymer tổng hợp hoặc protein có nguồn gốc từ động vật. Chúng được các enzyme trong cơ thể hấp thụ và tự phân hủy một cách tự nhiên khi vết thương đã ổn định.
Có thể phân loại chỉ tự tiêu thành các loại sau:
Nhiều người thường băn khoăn về màu sắc của chỉ tự tiêu. Để dễ phân biệt với các cấu trúc mô mềm và da xung quanh, các loại chỉ tự tiêu thường được sơn màu sọc kẻ, bao gồm màu đen, xanh dương hoặc tím. Sự khác biệt trong màu sắc giúp bác sĩ thực hiện việc khâu vết thương một cách dễ dàng hơn và tránh được tình trạng buộc không đúng hoặc cắt nhầm chỉ.
Việc sử dụng chỉ tự tiêu nhằm mục đích giảm số lần tái khám để loại bỏ chỉ, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm việc hình thành sẹo của vết thương. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại chỉ phù hợp dựa trên kích thước, vị trí và độ sâu của vết thương để sử dụng. Thường thì chỉ tự tiêu thích hợp cho việc khâu vết thương trong mô mềm và ở vị trí ít vận động.
Đối với các vết mổ sâu bên trong, việc sử dụng chỉ tự tiêu là lựa chọn thích hợp nhất vì chúng có khả năng tự phân huỷ mà không cần phải loại bỏ chỉ sau ca phẫu thuật. Bên cạnh đó, các vết thương trên da có độ căng cũng nên sử dụng chỉ tự tiêu để giúp bác sĩ thực hiện các thao tác dễ dàng và phù hợp hơn với hình dạng của vết thương, giảm nguy cơ phải mở lại vết thương hoặc để lại sẹo.
Ngoài ra, các sĩ cũng thường sử dụng chỉ tự tiêu trong các trường hợp sau:
Có rất nhiều trường hợp chỉ tự tiêu bị rơi ra trước khi nó tự tan hoàn toàn. Vì vậy, nhiều người lo lắng rằng chỉ tự tiêu bị rơi ra có sao không? Theo các chuyên gia, nếu chỉ tự tiêu rơi ra khi vết thương đã ổn định và gần như đã lành hoàn toàn thì đây không phải là vấn đề nguy hiểm, bạn có thể yên tâm và chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vết thương đã lành. Tuy nhiên, nếu vết thương vẫn còn hở, đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc chỉ tự tiêu rơi có thể là một tình trạng đáng báo động. Vết thương sẽ có thể bị mở to hơn hoặc nhiễm trùng nặng hơn. Một số dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:
Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để đánh giá tình trạng của vết thương nhằm đưa ra cách xử lý phù hợp.
Thời gian mà chỉ tự tiêu biến mất hoàn toàn là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đa số các trường hợp, chỉ sẽ tự tiêu trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hiếm hơn là chỉ có thể mất vài tháng để hoàn toàn phân huỷ. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Tất cả các loại chỉ tự tiêu đều có khả năng tự phân hủy mà không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương lành nhanh và giảm đau nhức, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
Vậy chỉ tự tiêu bị rơi ra có sao không? Việc chỉ tự tiêu bị rơi ra trước thời gian dự kiến là trường hợp rất hay xảy ra nhưng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu ý là bạn phải duy trì vệ sinh và tuân thủ mọi hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo vết thương được chăm sóc đúng cách và tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.