Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch

Ngày 08/12/2023
Kích thước chữ

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch là một trong những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch mạng nhện ở chân hiệu quả. Vậy tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch là gì và chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

Liệu pháp tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch đã được ứng dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cho hiệu quả vượt trội nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch và giải đáp thắc mắc chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch là gì?

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch hay còn gọi là tiêm xơ giãn tĩnh mạch, là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch xâm lấn tối thiểu nhằm loại bỏ tĩnh mạch lưới, tĩnh mạch mạng nhện và búi giãn tĩnh mạch nhỏ ở chân.

Dung dịch thuốc gây xơ tạo bọt được tiêm trực tiếp vào lòng mạch bằng kim nhỏ. Loại thuốc này có tác dụng gây ra tình trạng viêm lớp tế bào trong lòng mạch máu và gây teo xơ tĩnh mạch theo thời gian.

Sau tiêm xơ giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch sẽ mờ dần trong vòng vài tuần cho đến vài tháng, tùy thuộc vào kích thước tĩnh mạch được điều trị. Ngoài ra, một số tĩnh mạch sẽ cần phải tiêm xơ vài lần để có thể xơ hóa hoàn toàn.

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch 1
Chích xơ suy giãn tĩnh mạch là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Những đối tượng nào nên thực hiện tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp chích xơ suy giãn tĩnh mạch thường được chỉ định trong các trường suy tĩnh mạch ở mức độ nhẹ (C1 trong 6 phân độ lâm sàng - CEAP của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch). Thông thường, đây là những tĩnh mạch có kích thước nhỏ (< 3mm), có màu đỏ hoặc xanh tím, không nổi gồ lên trên bề mặt da mà nằm ngay dưới da, có hình dạng mạng nhện hoặc cành cây. Các tĩnh mạch này thường không gây đau nhưng lại gây mất thẩm mỹ, nhất là ở những người phụ nữ trẻ.

Tuy nhiên, chích xơ suy tĩnh mạch không được chỉ định cho những đối tượng sau:

Trước khi tiến hành thủ thuật tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đánh giá tình trạng bệnh nhân có đủ điều kiện để làm thủ thuật này hay không.

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch 2
Tiêm xơ hóa tĩnh mạch chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Quy trình thực hiện tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là quy trình tiến hành tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch, cụ thể như sau:

Chuẩn bị

Trước khi tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những bệnh lý nền (nếu có) cũng như các loại thuốc đang dùng (bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng và cả thảo dược). Đồng thời, người bệnh cũng không nên thoa hay bôi bất kỳ loại thuốc hoặc dược phẩm nào lên chân trước khi tiến hành thủ thuật.

Nếu người bệnh đang sử dụng một hay nhiều loại thuốc dễ gây chảy máu như plavix, aspirin, thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng viêm, thì cần tạm ngưng dùng các loại thuốc này một khoảng thời gian trước khi tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch.

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch 3
Người bệnh cần ngưng dùng thuốc aspirin trước khi tiến hành tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch

Tiến hành tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch

Bác sĩ sẽ sử dụng loại kim có kích thước rất nhỏ để bơm dung dịch thuốc tạo bọt vào trong lòng mạch máu. Loại thuốc này sẽ kích thích lớp nội mạc của tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch bị đỏ lên, phù nề, giảm lưu lượng máu và dần xơ hóa theo thời gian.

Sau khi rút kim ra, bác sĩ sẽ tiến hành băng ép lên vị trí tiêm để cầm máu, ngăn chặn thuốc chảy ra ngoài, đồng thời xoa bóp nhằm đưa thuốc đến các tĩnh mạch cần xơ hóa ở gần đó. Sau đó, bác sĩ sẽ dán một miếng băng cá nhân nhằm duy trì áp lực lên vùng này trước khi chuyển sang tĩnh mạch tiếp theo.

Số lượng thuốc cũng như tĩnh mạch được tiêm trong một lần sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí tĩnh mạch và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Sau thủ thuật

Sau khi tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng để giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần mang vớ áp lực tĩnh mạch ngay sau khi làm thủ thuật và mang nó liên tục trong vòng 2 - 3 ngày đầu đến 2 tuần sau đó để giữ áp lực lên tĩnh mạch được điều trị.

Trong vòng 2 ngày sau thủ thuật, người bệnh cần tránh tắm nước nóng, tắm hơi nước hay chườm nóng lên vùng da điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng không nên thoa kem dưỡng da hoặc cạo lông chân cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh tập thể dục - thể thao ở cường độ cao vì áp lực lên hai chân có thể gây ra tình trạng ứ máu tĩnh mạch làm giảm hiệu quả điều trị.

Hạn chế để vùng da điều trị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong ít nhất 2 tuần sau thủ thuật. Hãy sử dụng kem chống nắng tại vùng da đó khi đi ra ngoài, bởi ánh nắng mặt trời sẽ kích thích làn da đang tái tạo hình thành các vết nám đen trên da, nhất là ở những người có làn da sậm màu.

Thời gian phục hồi sau tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch bao lâu?

Hiệu quả của phương pháp tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch mạng nhện thường được thấy rõ nhất sau 3 - 6 tháng sau khi làm thủ thuật. Các tĩnh mạch mới có thể cần từ 3 - 6 tháng. Đôi khi, người bệnh cần phải thực hiện tiêm xơ vài lần để đạt được kết quả mong muốn. Có khoảng từ 50 - 80% các tĩnh mạch điều trị sẽ bị xơ hóa sau mỗi lần tiêm.

Sau khi tiêm xơ hóa tĩnh mạch, người bệnh sẽ được hướng dẫn mang vớ áp lực tĩnh mạch hoặc bác sĩ sẽ quấn băng thun nhằm tạo áp lực để cố định thành mạch máu, đồng thời định hướng cho dòng máu lưu thông đi theo các tĩnh mạch khỏe mạnh khác và ngăn chặn tình trạng ứ đọng máu ở tĩnh mạch đã được tiêm xơ gây tái phát. Vậy tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch có khỏi không?

Tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch có khỏi không?

Sau khi tiêm xơ hóa tĩnh mạch, dòng máu sẽ không đi theo các tĩnh mạch bị bệnh mà sẽ lưu thông theo các tĩnh mạch khỏe mạnh khác để hợp nhất với hệ thống tĩnh mạch sau trở về tim. Sau đó, người bệnh sẽ nhanh chóng thấy các đám mạch máu mạng nhện ngoằn ngoèo trên da dần biến mất và cuộc sống được cải thiện một cách rõ rệt.

Nguy cơ tái phát bệnh lý này thường rất thấp nếu người bệnh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học sau điều trị như mang vớ suy giãn tĩnh mạch, không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, tập thể dục đều đặn…

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

Bên cạnh hiệu quả điều trị thì không ít người quan tâm đến chi phí chích xơ tĩnh mạch. Vậy chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

Về bản chất, chi phí của thủ thuật tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc điều trị, loại dung dịch thuốc cần pha, số lần điều trị là 1 hay 2, số lượng tĩnh mạch cần điều trị, tay nghề của bác sĩ, cơ sở y tế điều trị… Đây chính là những yếu tố cốt lõi để quyết định về chi phí tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, hiện nay chi phí cho thủ thuật tiêm xơ tĩnh mạch dao động trong khoảng từ 4 - 40 triệu đồng.

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Thực tế, so với chi phí điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học hoặc laser thì tiêm xơ tĩnh mạch có chi phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị nên được nhiều bác sĩ chỉ định.

Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch 4
Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

Tóm lại, tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mang lại hiệu quả cao và ít xâm lấn. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền và nắm được quy trình thực hiện liệu pháp này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin