Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chốc lở bọng nước là căn bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ em. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nguyên nhân gây chốc lở bọng nước là do đâu và nên phòng ngừa cho con yêu như thế nào?
Chốc lở bọng nước là bệnh lý đặc trưng bởi những bọng nước giống như bị phỏng trên bề mặt da, các bọng nước này nhanh chóng vỡ ra với nguy cơ cao gây bội nhiễm và khiến bé nóng rát quấy khóc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân gây chốc lở bọng nước cũng như cách phòng ngừa như thế nào để con yêu không mắc căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.
Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng chốc lở bọng nước ở trẻ em, cũng như cách phòng ngừa bệnh này hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia, có vô vàn tác nhân gây nên bệnh lý chốc lở bọng nước ở trẻ nhỏ, trong đó có 4 nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến đó là:
Hai “thủ phạm” gây bệnh chốc lở ở trẻ em điển hình nhất đó là tụ cầu vàng Staphylococcus và liên cầu khuẩn Pyogenes. Các loại vi khuẩn này khu trú trực tiếp trên da và ngay khi cơ thể trẻ có các vết trầy xước hoặc các tổn thương hở thì các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập và gây chốc lở bọng nước.
Thống kê cho thấy, có tới hơn 85% trường hợp mắc chốc lở nói chung, chốc lở bọng nước nói riêng là do sự tấn công của 1 trong 2 loại vi khuẩn này. Chính vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả cho trẻ, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ đặc biệt là với các bé đang có vết thương hở, bị côn trùng cắn.
Ít vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, luôn để da trong tình trạng bụi bẩn, mồ hôi nhễ nhại, các chất bất gây bít tắc lỗ chân lông không chỉ khiến bạn tăng nguy cơ mắc chốc lở bọng nước mà còn có thể gây ra nhiều bệnh da liễu khác nhau như: Hắc lào, vảy nến,….
Việc con yêu bị chốc lở cũng có thể xuất phát do môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, có thể là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khói bụi,…
Điều này lý giải vì sao những trẻ em có điều kiện sống thấp lại chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh chốc lở. Với những trẻ em sử dụng nguồn nước kém vệ sinh thì có thể mắc chốc lở ở mặt, chốc lở ở mũi thậm chí chốc lở toàn thân vô cùng nguy hiểm.
Bệnh chốc lở có lây không? Câu trả lời là có. Không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, bệnh chốc lở còn là mối nguy hại bởi khả năng lây lan nhanh. Lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và lây lan từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với các dịch mủ.
Chính vì vậy, quá trình tiếp xúc và điều trị bệnh chốc lở yêu cầu thận trọng tuyệt đối. Nguyên tắc điều trị cho người bệnh cần điều trị dứt điểm tại chỗ kết hợp với việc phòng ngừa biến chứng và lây lan phạm vi mắc bệnh.
Thêm vào đó, đồ dùng, vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần được vệ sinh riêng và người trong gia đình tuyệt đối không dùng chung vật dụng này.
Các dấu hiệu của bệnh chốc lở không chỉ khiến con yêu ngứa ngáy, đau rát khó chịu mà nếu không được điều trị đúng cách, chốc lở sẽ để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc điều trị dứt điểm khó khăn làm tăng nguy cơ bệnh tái đi tái lại và gây chàm hóa da, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh nên ngay từ hôm nay, ngay từ khi trẻ còn khỏe mạnh, cha mẹ cần có thông tin hữu ích về bệnh và phòng ngừa bệnh cho con yêu bằng cách:
Chốc lở bọng nước hoàn toàn có thể kiểm soát dễ dàng nếu được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy, nếu chẳng may con yêu có mắc phải bệnh lý này cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà hay chủ quan không điều trị, vì biến chứng của bệnh lý này là không lường trước được.
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.