Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giãn tĩnh mạch ở đùi nói riêng hay giãn tĩnh mạch chi dưới nói chung là hiện tượng các tĩnh mạch chân bị giãn ra, nghiêm trọng hơn là nổi lên trên bề mặt da. Vậy, bạn đã biết cụ thể bệnh giãn tĩnh mạch đùi là như thế nào hay chưa?
Ở giai đoạn đầu, tình trạng giãn tĩnh mạch ở đùi thường rất khó phát hiện do các triệu chứng giãn tĩnh mạch không quá rõ rệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn chưa biết rõ giãn tĩnh mạch ở đùi, giãn tĩnh mạch chi dưới là như thế nào, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy giãn tĩnh mạch ở đùi, chân là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm vùng chân. Tình trạng này diễn ra dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, làm biến đổi huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Khi bị giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng mạch máu giãn lớn và nổi rõ trên bề mặt da vùng đùi, bắp chân, có cảm giác đau nhức khi chạm vào.
Thông thường, hệ thống tĩnh mạch sẽ giúp vận chuyển máu từ các bộ phận cơ thể về tim, trong số đó sẽ có những van 1 chiều có tác dụng ngăn ngừa máu trào ngược. Tuy nhiên, do nhiều các nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, di truyền, nghề nghiệp,... mà các van 1 chiều này bị suy yếu dẫn đến hư hại. Gây ra hiện tượng ứ đọng máu bên trong tĩnh mạch, làm tăng áp lực, gây giãn nở, uốn cong các tĩnh mạch bên dưới da.
Thực chất, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở cả nam và nữ. Trong số đó ghi nhận hơn 70% số ca mắc là nữ giới. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch và phần lớn chúng đều đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn nên có cho mình những lối sống lành mạnh cũng như xây dựng một thực đơn ăn uống thật đầy đủ, khoa học.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu thường gây ra những biểu hiện vô cùng mơ hồ, làm cho người bệnh ít chú ý đến. Tuy nhiên, nếu bị mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh vẫn có thể thấy một số dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể mình như:
Một khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể đang gặp phải cũng như can thiệp điều trị khi cần thiết. Nếu chủ quan bỏ qua các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nguy hiểm như đau, tê cứng chi dưới, vỡ tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, hình thành cục máu đông gây tắc động mạch, thiếu máu, hoại tử đầu chi, nhiễm trùng, bội nhiễm.
Qua những thông tin đã được đề cập trong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đùi, hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Để ngăn chặn nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn hãy xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kê cao chân khi ngủ giúp máu về lại tim dễ dàng, tránh giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá dài và kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải. Có như vậy, đôi chân của bạn mới luôn trong trạng thái khỏe mạnh, không gặp phải các vấn đề về sức khỏe không mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.