Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuyến tụy là cơ quan nằm ở hệ thống tiêu hóa và nội tiết, giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Vậy chức năng của tuyến tụy là gì và những vấn đề nào thường gặp về tuyến tụy. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa nhờ enzym tiêu hóa. Loại enzym này được sản xuất ra từ các cơ quan khác nhau trong hệ tiêu hóa. Trong đó, quan trọng nhất là tuyến tụy. Tuyến tụy đồng thời là cơ quan ngoại tiết và là tuyến nội tiết. Bài viết sau đây, nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin về chức năng của tuyến tụy cũng như bệnh lý liên quan đến cơ quan này.
Tuyến tụy nằm ở trong khoang bụng, phía trên bên trái, sau dạ dày và được gan, ruột non và lách bao quanh. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành nhiên liệu cho các tế bào của cơ thể. Cụ thể, tuyến tụy có chức năng gì:
Tuyến tụy chứa nhiều tuyến ngoại tiết giữ nhiệm vụ sản xuất enzyme hỗ trợ trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Trong đó, trypsin và chymotrypsin có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, còn amylase giữ nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate, lipase phân huỷ chất béo.
Khi thức ăn đưa vào dạ dày, dịch tụy được giải phóng vào hệ thống ống dẫn, đi vào trong ống tụy chính. Những ống tụy này kết hợp với ống mật chủ, đổ vào phần đầu của ruột non hay được gọi là tá tràng, giúp cơ thể có thể hấp thụ các loại dưỡng chất.
Vai trò của tuyến tụy trong việc duy trì mức đường huyết:
Khi nồng độ glucose ở trong máu hạ xuống, các tế bào ở tuyến tụy có nhiệm vụ tiết ra glucagon giúp tăng mức đường huyết. Chất Glucagon hoạt động bằng cách tạo ra glucose và phân hủy glycogen thành glucose có trong gan.
Khi nồng độ glucose ở trong máu tăng cao, tế bào tuyến tụy sẽ tiết ra insulin với tác dụng làm giảm lượng glucose ở trong máu. Chất Insulin giúp làm giảm lượng glucose ở trong máu bằng cách tạo ra những tế bào hấp thụ đồng thời kích thích tạo ra protein, carbohydrate và chất béo.
Sau khi nắm được những chức năng của tuyến tụy thì bạn cũng nên tìm hiểu các dấu hiệu bất thường cho thấy tuyến tụy đang gặp vấn đề. Bạn có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:
Phân khác thường là tình trạng phân nhẹ, phân lỏng, phân trông nhờn hoặc phân có mùi hôi khác lạ. Đây chính là biểu hiện cho thấy tuyến tụy đang gặp vấn đề do một bệnh lý nào đó. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất enzyme trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng phân khác lạ khi đi ngoài.
Khi tuyến tụy bị ảnh hưởng cũng có thể gây ra hiện tượng đau bụng với tính chất đau khác nhau.
Buồn nôn và nôn mỗi khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay chất béo là một trong những dấu hiệu cảnh báo tụy đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là bởi các enzyme do tuyến tụy sản xuất ra không phá vỡ được chất béo. Từ đó, dẫn đến cảm giác buồn nôn. Một số thực phẩm thường gây hiện tượng buồn nôn như hamburgers, pizza, khoai tây chiên, bơ...
Hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tụy. Sự xuất hiện của khối u phá vỡ quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa. Điều này làm cơ thể người bệnh gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn đến tình trạng sụt cân nhanh chóng.
Đây là căn bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bệnh liên quan đến tuyến tụy. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy tích tụ và tiêu hóa chính nó trong quá trình bài tiết enzym. Viêm tụy thường dẫn đến các cơn đau cấp tính trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chúng trở thành mãn tính.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do bệnh viêm tụy mãn tính không kịp thời điều trị dẫn đến nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tụy cũng làm tăng nguy cơ gặp bệnh lý này.
Những bất thường ở tuyến tụy cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi cơ quan này có nhiệm vụ duy trì lượng đường huyết có trong máu. Vì thế, những người có bệnh về tuyến tụy cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết. Nguyên nhân là bởi khi tuyến tụy, sản xuất quá mức hormone glucagon sẽ làm tăng đường huyết cũng như khi sản xuất quá mức của insulin sẽ làm hạ đường huyết.
Trên đây là những chia sẻ về chức năng của tuyến tụy và các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy. Khi cơ quan này gặp những dấu hiệu bất thường, bạn đừng nên chủ quan và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.