Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chuột rút tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ

Chuột rút tay là tình trạng các cơ ở tay bị co rút đột ngột gây đau đớn. Đây không phải là bệnh gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây phiền và ảnh hưởng đến hoạt động sống. Hãy cùng tìm hiểu các cách giúp hạn chế và ngăn ngừa chuột rút tay

Chuột rút tay là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, vào bất cứ thời gian nào. Vậy nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh này và có những cách nào để phòng tránh chuột rút tay? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây: 

Chuột rút tay là gì? Nguyên nhân gây chứng chuột rút tay 

Chuột rút tay là gì?

Chuột rút tay là tình trạng các cơ ở một số vùng của tay bị co thắt đột ngột. Khi bị chuột rút tay, người bị sẽ đau nhức và không thể cử động được tay. Có ba trường hợp chuột rút tay chính gồm: chuột rút ngón tay, chuột rút bắp tay và chuột rút bàn tay. 

Chuột rút tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất 1

Chuột rút tay là tình trạng các cơ tại cổ tay, ngón tay hoặc cả bàn tay co thắt đột ngột

Tình trạng chuột rút tay có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, giới tình nào. Tuy nhiên tình trạng phổ biến nhất là ở người cao tuổi hoặc người phải lao động sử dụng tay nhiều. Chuột rút tay không quá nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng bằng một vài biện pháp đơn giản. Tuy nhiên các trường hợp nặng hơn cần sự tư vấn của bác sĩ và một phác đồ điều trị cụ thể, rõ ràng. 

Nguyên nhân gây chứng chuột rút tay 

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra các nguyên nhân chính gây nên tình trạng chuột rút tay là do: 

  • Tay bị căng cơ: Nhiều người phải thường xuyên dùng đến tay như nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác, vận động viên tenis, bóng chuyền… là những đối tượng thường xuyên bị chuột rút tay. Vì những đối tượng này tay dễ bị tổn thương và cơ dễ mỏi hơn người khác. 
  • Thiếu chất: Khi cơ thể thiếu magie, canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác sẽ khiến hoạt động mô thần kinh tăng lên dẫn đến co thắt và tê liệt cơ tay. 
  • Cơ thể thiếu nước: Khi cơ bắp bị thiếu nước sẽ rất dễ bị co rút. 
  • Hội chứng cổ tay: Tức là khi bạn dùng tay quá nhiều ở một tư thế cố định sẽ dẫn đến chuột rút. 
  • Ngồi trong phòng có nhiệt độ quá thấp, tay bị lạnh rất dễ bị chuột rút.
  • Kém vận động: Không phải chỉ những người thường xuyên dùng tay mới bị chuột rút. Những người ít vận động tay cũng có thể gặp tình trạng này. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những bệnh nhân sử dụng Raloxifene, Teriparatide, sắt Sucrose và Levalbuterol thời gian dài có thể gây ra chuột rút tay.
  • Dấu hiệu của bệnh lý: Bệnh nhân gan, thận, tiểu đường, thần kinh hoặc tim mạch cũng là đối tượng thường xuyên bị chuột rút tay. 

Chuột rút tay phải làm sao để xử trí?

Khi bị chuột rút tay, việc đầu tiên cần làm chính là dừng ngay các hoạt động ở bàn tay lại. Sau đó tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng bàn tay và các ngón tay để thư giãn cơ rồi mới thử cử động lại tay. Nếu đang trong quá trình lao động nặng nhọc cần bổ sung thêm nước muối oresol để phòng mất nước. Hãy thử tập co duỗi các ngón tay để hạn chế tái phát tình trạng chuột rút. 

Chuột rút tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất 2

Khi bị chuột rút tay cần dừng ngay việc đang làm và tiến hành xoa bóp tay nhẹ nhàng 

Ngoài ra bạn có thể tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm dịu cơn đau do chuột rút gây ra, đó chỉ là bước xử trí tạm thời. Về lâu dài cần bổ sung thêm các thực phẩm giúp hạn chế chuột rút tay. Đồng thời vận động tay hợp lý để tình trạng không tái phát gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống. 

Làm gì để hạn chế tình trạng bị chuột rút tay?

Mặc dù là chứng bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng có thể là tiền đề cảnh báo một căn bệnh nguy hiểm nào đó của cơ thể. Đặc biệt chuột rút bàn tay gây ra rất nhiều bất tiện cho đời sống. Để ngăn ngừa tình trạng bị chuột rút tay, bác sĩ khuyến cáo nên lưu ý các việc sau đây: 

  • Hạn chế hoạt động tay liên tục trong thời gian dài;
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng như chơi tenis, bóng rổ… để tăng sức mạnh cho đôi tay;
  • Khi tay mỏi và vận động nhiều, hãy tiến hành xoa bóp và masage nhẹ nhàng thư giãn;
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress thời gian dài, nghỉ ngơi điều độ;
  • Sử dụng các vật dụng có kích thước phù hợp với bàn tay để tránh làm tổn thương cơ và khớp tay;
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thường ngày cần bổ sung thực phẩm chứa canxi, magie, vitamin,… Đồng thời hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ cay nóng và nhiều chất bảo quản;
  • Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho sức khỏe;
  • Nếu gặp chấn thương ở tay cần đi khám tại cơ thể y tế sớm. 

Chuột rút tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất 3

Uống đủ nước, tập các bài tập vận động nhẹ nhàng để hạn chế bị chuột rút bàn tay 

Gợi ý một số nhóm thực phẩm giúp hạn chế chuột rút tay

Để có một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật không mong muốn, điều quan trọng nhất chính là có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất. Dưới đây là các nhóm thực phẩm quan trọng của cơ thể góp phần hạn chế chuột rút bàn tay.

Thức ăn chứa muối

Các vận động viên thể thao hoặc người lao động nặng nhọc thường xuyên bị đổ mồ hôi. Vì vậy, đối tượng này cần ăn thức ăn chứa muối để hạn chế chuột rút tay. 

Thức ăn giàu kali

Nếu không muốn bị các cơn chuột rút tay ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu kali cho bữa ăn hàng ngày, bao gồm: Súp lơ, đậu phụ, sữa chua, khoai lang, chuối,… 

Thức ăn giàu canxi 

Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở bàn tay. Hãy bổ sung thêm cá, rau cải xanh, sữa chua,… để cơ thể không bị thiếu khoáng chất này.

Thức ăn giàu carbohydrat

Các thực phẩm giàu carbohydrat sẽ giúp phòng tránh tình trạng glycogen bị cạn kiệt. Vì nếu năng lượng dự trữ trong cơ bắt bị thiếu hụt sẽ dễ dẫn đến tình trạng chuột rút. Các thực phẩm giàu carbohydrat bao gồm: Việt quất, cam, bưởi, khoai lang, củ cải đường, chuối, yến mạch,… 

Chuột rút tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhất 4

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung canxi, kali thường xuyên trong bữa ăn 

Đặc biệt, nên đi khám sức khỏe ít nhất 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các bệnh lý vì các bệnh lý chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuột rút tay. 

Chuột rút tay không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Tuy nhiên nếu thường xuyên xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Do vậy nếu nhận thấy tình trạng diễn ra thường xuyên và gia tăng tần suất cần tiến hành thăm khám để điều trị kịp thời. 

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:chuột rút