Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp gối là vấn đề sức khỏe phổ biến của nhiều người. Cơn đau này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khiến việc đi lại, đứng, tập thể dục hoặc nâng vật dụng trở nên khó khăn. Nhiều chấn thương khớp gối có thể điều trị được nhưng bác sĩ phải biết nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị. Chụp MRI khớp gối là một trong những kỹ thuật hiện đại được sử dụng để chẩn đoán.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chụp MRI khớp gối, khi nào cần thực hiện và quy trình chụp MRI khớp gối diễn ra như thế nào. Đồng thời, bài viết cũng thông tin đến bạn đọc một số lưu ý cũng như nguy cơ gặp phải khi thực hiện chụp MRI.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc bên trong khớp gối bao gồm xương, sụn, gân, dây chằng, cơ và mạch máu, từ nhiều góc độ. Nó thường được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc đánh giá cơn đau khớp gối trong, viêm, sưng hoặc chảy máu trong và xung quanh khớp. MRI khớp gối không sử dụng bức xạ ion hóa và nó có thể giúp xác định xem bạn có cần phẫu thuật hay không.
Khi người bệnh gặp phải các vấn đề ở khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân và máy MRI sẽ thu thập thông tin toàn diện về tình trạng đó. Việc kiểm tra thường được chỉ định để chẩn đoán hoặc đánh giá:
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI để xác định xem có cần nội soi khớp gối hay một thủ tục phẫu thuật khác hay không và để theo dõi tiến trình của bạn sau phẫu thuật đầu gối.
Quy trình thực hiện chụp MRI khớp gối như sau:
Nếu người bệnh cần phải dùng thuốc an thần để chụp MRI, người bệnh có thể phải đến sớm để bác sĩ đánh giá trước khi dùng thuốc an thần. Đồng thời khi quá trình kết thúc, cần phải ở lại thêm thời gian để được theo dõi khi thuốc an thần hết hiệu lực.
Ở những bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc tương phản nội khớp, chất tương phản được tiêm vào trong khớp và chụp MRI để hình ảnh các cấu trúc khớp được chi tiết hơn.
Không giống như chụp X-quang và chụp CT, chụp MRI không sử dụng bức xạ. Nó được coi là giải pháp thay thế an toàn hơn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Mức độ phóng xạ trong chụp CT an toàn cho người lớn nhưng không an toàn cho thai nhi đang phát triển và cần thận trọng khi sử dụng ở trẻ em.
Tuy nhiên, nếu bạn cấy ghép implant có chứa kim loại, bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Nam châm được sử dụng trong MRI có thể gây ra vấn đề với máy điều hòa nhịp tim hoặc làm cho các ốc vít hoặc ghim được cấy ghép trong cơ thể dịch chuyển.
Một số người có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm tương phản được sử dụng trong MRI. Loại chất tương phản phổ biến nhất được sử dụng là gadolinium. Chất này được xem là an toàn, phản ứng dị ứng rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, gadolinium có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận cần chạy thận nhân tạo. Nếu người bệnh có vấn đề về thận, vui lòng báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp MRI.
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn đầy đủ về cách chuẩn bị cho bài kiểm tra. Trước khi chụp MRI, bác sĩ sẽ giải thích xét nghiệm và khai thác bệnh sử và thể chất đầy đủ.
Như vậy, chụp MRI khớp gối sẽ cung cấp thông tin toàn diện về khớp gối của bạn bằng cách chụp những bức ảnh rõ ràng để xác định vấn đề. Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về chụp MRI khớp gối, bao gồm quy trình thực hiện, những lưu ý và những rủi ro có thể nhận thấy.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.