Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người cho rằng chụp X quang khi mang thai có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!
Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần được chăm sóc kỹ càng và cẩn trọng hơn trong mọi vấn đề để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu còn phải theo dõi sức khỏe sát sao. Nhiều mẹ bầu thắc mắc chụp X quang khi mang thai có sao không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Tia X là một chùm phóng xạ ngắn có khả năng nhìn xuyên qua các vật thể rắn, bao gồm cả cơ thể con người. Khả năng xuyên qua các vật thể ít hay nhiều sẽ tùy theo mật độ của tia X. Thường được sử dụng trong kỹ thuật chụp X-quang để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về phổi, xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tùy theo loại tia X và thiết bị sử dụng sẽ có mật độ và liều lượng bức xạ được sử dụng khác nhau. Liều phóng xạ trong tia X thường được đo bằng đơn vị miligram. Kỹ thuật chụp X-quang cũng có những rủi ro nhất định, vì vậy, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.
Việc chụp X quang khi mang thai thường không cần thiết. Nhưng đôi khi, mẹ bầu gặp phải một số vấn đề sức khỏe cụ thể thì bác sĩ vẫn có thể cân nhắc và chỉ định chụp X-quang vùng bụng hoặc thân dưới để chẩn đoán.
Trên thực tế, việc chụp X quang khi mang thai có khả năng gây hại cho thai nhi thấp hơn so với lợi ích mà nó mang lại, đặc biệt là trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu vùng bụng của thai phụ tiếp xúc trực tiếp với tia X trong thời gian ngắn với mức nhiễm phóng xạ lớn hơn 5 rad có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với những trường hợp chụp X quang khi mang thai ở các bộ phận khác như cánh tay, chân, đầu hoặc ngực thường không gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, chụp X-quang khi mang thai 2 tuần hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi có nguy cơ nhẹ cân khi sinh ra.
Khi chụp X quang ở nửa thân dưới của mẹ bầu, đặc biệt là ở vùng bụng, xương chậu, lưng dưới, thận,... nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thường sẽ cao hơn so với những vùng khác.
Như đã đề cập ở trên, tia X vẫn có thể gây hại cho thai nhi khi người mẹ thực hiện chụp X quang ở các bộ phận ở khu vực thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ.
Vì vậy, trước khi chụp X-quang bạn có thể thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc có thể mang thai. Tùy thuộc vào từng thời điểm, các bác sĩ có thể quyết định trì hoãn việc sử dụng tia X hoặc điều chỉnh lượng phóng xạ xuống mức an toàn. Trong mọi trường hợp, thai phụ đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
Nếu chẳng may mẹ bầu tiếp xúc với tia X trước khi biết mình mang thai, điều đầu tiên là cần phải bình tĩnh và đừng quá lo lắng về những điều tiêu cực chưa chắc sẽ xảy ra. Bởi không phải trường hợp tiếp xúc với tia X nào cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi.
Hãy nhớ rằng, nguy cơ hại cho mẹ và thai nhi khi chụp X-quang thường rất thấp. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp hiếm, người phụ nữ không biết mình mang thai có thể chụp X-quang bụng với liều lượng cao trong thời gian ngắn hoặc phải thực hiện xạ trị ở phần thân dưới.
Để tránh rủi ro, hãy thảo luận với bác sĩ về lo lắng của bạn để nhận lời khuyên và hướng dẫn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra chuyên sâu nếu cần.
Để giảm thiểu rủi ro do chụp X quang khi mang thai, việc thông báo với bác sĩ chuyên khoa phụ sản của bạn là rất quan trọng. Thông tin này sẽ rất cần thiết trước khi đưa ra quyết định sử dụng các dịch vụ y tế, bao gồm việc kê đơn thuốc, thực hiện các thủ thuật y học hạt nhân hoặc chụp X-quang.
Đôi khi, các triệu chứng của thai kỳ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu ốm nghén nào của mang thai như buồn nôn và nôn, căng tức ngực hoặc mệt mỏi,... hãy cân nhắc về khả năng mang thai và báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp X-quang trước khi tiến hành. Có thể cần sử dụng các biện pháp thử thai nếu được yêu cầu.
Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề chụp X quang khi mang thai. Hy vọng sẽ giúp các mẹ phần nào giải đáp được các khúc mắc để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn hơn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.